Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Báo cáo HSBC: Suy giảm kinh tế là cơ hội để cải cách

"Nếu không có sự suy giảm, các vấn đề có thể trở nên trầm trọng hơn”, theo các chuyên gia kinh tế của HSBC. (Ảnh: Xuân Chính)

Suy giảm kinh tế đang diễn ra, tuy đầy căng thẳng và thách thức, nhưng lại giúp Chính phủ đạt được tiến bộ qua những biện pháp cải cách đã thực hiện trong thời gian qua. Đây là nhận định trong báo cáo về kinh tế vĩ mô “Triển vọng thị trường Việt Nam” tháng 6-2012 của Khối Nghiên cứu kinh tế, Ngân hàng HSBC.

“Tuy không mong đợi, nhưng tăng trưởng kinh tế chậm đã khiến Chính phủ quan tâm nhiều hơn đến những lĩnh vực kinh tế không hiệu quả và áp dụng nhiều biện pháp cải cách. Nếu không có sự suy giảm, các vấn đề kia có thể trở nên trầm trọng hơn”, theo các chuyên gia kinh tế của HSBC.

Cùng với sự sụt giảm chỉ số tăng trưởng và các ngành công nghiệp hoạt động không tốt, đặc biệt trong khu vực quốc doanh, vấn đề nợ xấu hiện là tâm điểm chú ý khiến Chính phủ phải kiên quyết thực hiện các giải pháp nhằm tăng cường tính minh bạch. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã công bố tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng có thể đã tăng từ 2,2% năm 2010 lên 3,6% năm 2011. Nguy cơ ở đây là tỷ lệ này sẽ có xu hướng tăng cao hơn.

Báo cáo cho biết, để cải thiện tính minh bạch, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự kiến khoảng hai tuần nữa sẽ thông qua một điều luật yêu cầu các công ty quốc doanh phải công khai trên mạng các thông tin tài chính bao gồm doanh số, lợi nhuận, thua lỗ, nợ, tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản, tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu, quản lý tiền tệ và các hạn mức lương. Dự kiến quy định này sẽ bắt đầu có hiệu lực vào nửa cuối năm 2012.

“Tăng trưởng tín dụng giảm trong năm 2011 cũng làm tỷ lệ tín dụng trên GDP giảm xuống còn 108%. Trong năm nay, chúng tôi dự đoán tín dụng sẽ tăng trưởng với tốc độ khiêm tốn 13% (mức trần tăng trưởng tín dụng mà Chính phủ áp dụng cho các tổ chức tài chính là 17% tùy thuộc vào tình trạng tài chính của từng tổ chức, và là 15% cho cả hệ thống)”, theo chuyên gia của HSBC.

Vẫn theo báo cáo, điều quan trọng nhất là tăng trưởng tín dụng thấp đã buộc người tiêu dùng, các doanh nghiệp và Chính phủ phải đánh giá lại hiệu quả đầu tư của họ. Những năm bùng nổ kinh tế vừa qua đã chứng kiến nhiều công ty và doanh nghiệp quốc doanh tiếp cận hình thức đầu tư cởi mở hơn, dẫn đến việc các doanh nghiệp này xa rời những mục tiêu cốt lõi.

Tình hình tín dụng thắt chặt như hiện nay đã buộc nhiều doanh nghiệp và cá nhân thu gọn quy mô và tập trung vào những hoạt động có hiệu quả hơn. Sự điều chỉnh này rất quan trọng để bảo đảm tăng trưởng được xây dựng trên những nguyên tắc cơ bản bền vững.

(Theo Thời báo kinh tế SG)

  • Kinh tế Việt Nam: Lỗ hổng tập đoàn, tổng công ty
  • Lạm phát 2012 sẽ “thấp một cách kỳ lạ”
  • Tính việc thắt chặt giám sát và phân loại doanh nghiệp FDI
  • Góc nhìn chuyên gia: Kinh tế Việt Nam trước sức ép thay đổi
  • Năm 2012: Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 5,7%
  • Kinh tế Việt Nam: Sau 'đáy tạm' là gì?
  • Phía sau bước tăng mạnh của nhập siêu tháng 5
  • Kinh tế Việt Nam tăng trưởng chậm nhất kể từ 1999
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi