Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chỉ số giá tiêu dùng cả năm 2011 là 18,12%

Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh nhận định, năm 2011 tất cả các quốc gia trên thế giới đều có lạm phát, riêng Việt Nam có điểm khác biệt là lạm phát rất cao, có lúc xấp xỉ ở vị trí quán quân.

Sáng nay, 22/12, khai mạc Hội nghị của Chính phủ với các địa phương về nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2012 ở Trung tâm hội nghị Quốc gia Mỹ Đình (Hà Nội), Bộ trưởng Bộ Kế hoạch-Đầu tư Bùi Quang Vinh công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả năm 2011 là 18,12%.

Diễn biến lạm phát năm 2011 khá phức tạp, thể hiện ở việc tăng cao những tháng đầu năm và giảm dần từ quý II. Trong 4 tháng cuối năm, lạm phát có dấu hiệu giảm tốc, chỉ tăng dưới 1% mỗi tháng.

Nhưng lạm phát tháng 12 lại có dấu hiệu nhích lên so với 2 tháng trước đó. Cụ thể, lạm phát tháng 10 và tháng 11 chỉ tăng 0,36% và 0,39% nhưng lạm phát tháng 12 tăng 0,53%.

Đáng lưu ý là lạm phát tháng 12 chưa phản ánh hiện tượng tăng giá điện, trần vé máy bay vì thời điểm tăng giá 2 mặt hàng này diễn ra sau ngày chốt số liệu lấy CPI.

Như vậy, có thể đà tăng giá trong tháng đầu tiên của năm 2012 sẽ mạnh hơn do tác động kép của các yếu tố điều chỉnh giá hai mặt hàng nói trên và biến động tăng giá hàng hóa Tết Nguyên đán.

Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh nhận định năm 2011, tất cả các quốc gia trên thế giới đều có lạm phát, riêng Việt Nam có điểm khác biệt là lạm phát rất cao, có lúc xấp xỉ ở vị trí quán quân.

Với CPI cả năm 2011 tăng 18,12%, Chính phủ đã không hoàn thành một trong các chỉ tiêu quan trọng mà Quốc hội giao. Trong kỳ họp cuối năm 2010, Quốc hội đã thông qua chỉ tiêu CPI năm 2011 không quá 7%.

Tuy nhiên, trong phiên họp Quốc hội tháng 6-2011, Chính phủ đề nghị nới lỏng chỉ tiêu CPI cả năm lên không quá 17%. Nhưng chỉ tiêu này cuối cùng cũng không đạt được khi CPI cả năm 2011 tăng 18,12%.

Theo NLĐ

  • Lạm phát mục tiêu và khả năng áp dụng tại Việt Nam
  • Hai phương án mới cho lương công chức
  • Trung Quốc và Việt Nam: Những tương đồng từ bất ổn
  • 'Sóng' ngày càng dữ: Sức ép dồn lên tái cấu trúc
  • Môi trường kinh doanh tại Việt Nam bị xói mòn?
  • 5 năm vào WTO: “Doanh nghiệp thủ đô thụ động”
  • TS. Nguyễn Minh Phong: Điểm mặt những cú sốc kinh tế năm 2011
  • TS. Alan Phan: Cơ hội đột phá của kinh tế Việt Nam
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com