Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cơ hội vượt qua suy thoái: Doanh nghiệp có mặn mà!

Tính tới thời điểm này, nhiều ngân hàng đã triển khai kế hoạch cho vay với lãi suất hỗ trợ 4% theo Quyết định 131 của Chính phủ. Trong khi doanh nghiệp đang bí "vốn rẻ" để đầu tư sản xuất thì các ngân hàng lại ứ đọng vốn không tìm được nguồn để giải ngân. Do vậy, đây chính là cơ hội để hai bên cùng nhau tháo gỡ khó khăn vượt qua suy thoái. Song trên thực tế, các doanh nghiệp lại đang cân nhắc trước việc vay hay không vì đầu ra lại... đang bí.

Ngân hàng sẵn sàng

Đi đầu là Ngân hàng Á Châu (ACB) với mức lãi suất (sau khi được hỗ trợ 4% lãi suất) cho sản phẩm cho vay tài trợ xuất khẩu bằng VND chỉ còn khoảng 2% một năm. ACB quyết định dành 35.000 tỷ đồng cho chương trình “kích cầu đầu tư” này.

Có vẻ mạnh tay hơn là Ngân hàng Quốc Tế (VIB). VIB đã bắt đầu triển khai chương trình “Tài trợ xuất khẩu bằng VND với lãi suất siêu ưu đãi” ở mức thấp nhất 1%/năm, với khoản tiền 25.000 tỷ đồng. Đối với các khách hàng ưu đãi, mức lãi suất cho vay của VIB chỉ còn ở mức 4% năm.

Cũng từ ngày 9/2, Techcombank chính thức triển khai chương trình “Hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp”. Số vốn mà ngân hàng này dự kiến cho vay lên đến 50 ngàn tỷ đồng. Mức lãi suất sau hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong nước sẽ dao động từ 5 - 6%/năm. Đặc biệt, đối với một số doanh nghiệp xuất khẩu trong chương trình cho vay xuất khẩu ưu đãi của Techcombank có thể được hưởng mức lãi suất sau hỗ trợ từ 1 - 2%/năm.

Ngân hàng Đầu tư Phát triển cũng đã công bố dành khoảng gần 70 ngàn tỷ cho vay và dự kiến sử dụng đến 15% số tiền hỗ trợ lãi suất từ Chính phủ.

…bó đầu ra, doanh nghiệp chưa mặn mà!

Nhiều doanh nghiệp, khi nói đến vốn hỗ trợ lãi suất thì rất háo hức nhưng để tính toán vay vốn là chuyện không hề đơn giản vì đầu ra của sản phẩm kể cả trong nước và xuất khẩu đều khó khăn. Và nếu không có đầu ra dù thấy vốn rẻ họ cũng không dám vay.

Chính vì thế, các ngân hàng cho rằng, chuyện vốn ở đầu vào với nỗ lực của Chính phủ và các ngân hàng thì đã ổn vấn đề bây giờ là đầu ra cho sản phẩm. Đây là câu chuyện mà cả Chính phủ, các bộ, ngành, các hiệp hội, doanh nghiệp cùng xắn tay lo nhưng có vẻ so với tốc độ giải ngân vốn đầu vào thì chuyện mở đầu ra không hề dễ và không trong tầm tay của doanh nghiệp và các bộ, ngành.

Đa số doanh nghiệp rất hồ hởi trước thông tin Chính phủ hỗ trợ 17.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp vay vốn với lãi suất ưu đãi. Nhiều đơn vị đã xúc tiến thủ tục vay vốn.

Tuy nhiên, ghi nhận ý kiến chung của các doanh nghiệp thuộc diện được bù lãi suất cho thấy, hầu hết đều khẳng định các ngân hàng đã mở rộng cửa cho vay hơn nhưng một số thủ tục vay vẫn rườm rà. Mỗi ngân hàng lại có những yêu cầu khác nhau khiến người vay gặp không ít khó khăn. ACB chỉ xét hỗ trợ lãi suất cho các khách hàng không phát sinh nợ quá hạn nhóm 2 trong vòng 12 tháng gần nhất và nợ quá hạn nhóm 3 đến nhóm 5 trong hai năm gần nhất. Sacombank xem xét từng trường hợp để cho vay theo diện được hỗ trợ lãi suất đối với doanh nghiệp từng phát sinh nợ quá hạn nhưng đã trả xong.

Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ than phiền rằng, năm 2008 làm ăn khó khăn và bị thua lỗ nhưng các ngân hàng yêu cầu phải có tài sản thế chấp và báo cáo tài chính doanh nghiệp năm trước phải tốt, kế hoạch kinh doanh mới phải có tính khả thi…mới cho vay. Với những điều kiện trên, có lẽ ít doanh nghiệp được vay vốn ngân hàng để hưởng 4% lãi suất bù.
 
Theo nhận định của ông Nguyễn Phước Thanh - Tổng giám đốc Ngân hàng Ngoại thương Việt nam, sẽ có trường hợp ngân hàng liên kết với khách hàng nhằm tranh thủ hết số vốn ưu đãi bằng nhiều cách như đảo hợp đồng tín dụng cũ thành mới để hưởng vốn ưu đãi, cho vay không đúng đối tượng. “Do vậy, Ngân hàng Nhà nước phải kiểm soát và xử lý nghiêm nếu tình trạng trên xảy ra”, ông Thanh nói.

(Theo dddn)

  • Nhiều nhà đầu tư “đầu cơ” dự án thép
  • Chấm dứt thiếu đói lương thực vào năm 2012
  • Chuẩn bị cho xu hướng mới
  • Tản mạn chuyện dự báo kinh tế
  • Kích cầu và… vấn đề còn lại
  • Nội tiêu cũng không dễ
  • Càng bất ổn kinh tế, dân càng trữ vàng
  • Bốn nguyên tắc quản lý nguồn tài nguyên đất và nước
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi