Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nội tiêu cũng không dễ

Trước khi xảy ra suy giảm kinh tế thế giới, doanh nghiệp Việt Nam nói chung đi bằng một chân, nghĩa là họ chỉ chăm chăm làm hàng xuất khẩu và dệt may là một ví dụ điển hình. Chính vì đi một chân nên khi các thị trường nhập khẩu chính của ngành này là Mỹ, EU, Nhật Bản bị suy thoái kinh tế là các doanh nghiệp này gặp khó khăn.

 Để giúp các doanh nghiệp đang gặp khó khăn khi thị trường bị thu hẹp hoặc đứng trước nguy cơ bị giải thể, Chính phủ đã đưa ra nhiều giải pháp cụ thể. Không chỉ giãn hoãn thời hạn nộp thuế thu nhập, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp từ 28% xuống 25%/năm, Chính phủ cũng đã chi 1 tỷ USD để hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp, giúp họ có vốn duy trì sản xuất, tạo việc làm cho người lao động. Chính phủ cũng đã dự kiến chi thêm 6 tỷ USD nữa để kích thích sản xuất trong nước, trong đó có dự án xây nhà cho thuê hoặc bán với giá thấp nhằm duy trì ngành sản xuất vật liệu trong nước. Mới đây nhất, Chính phủ đã công bố gói trợ giúp 165 tỷ đồng cho các doanh nghiệp nông thôn. Trợ giúp các doanh nghiệp là cần thiết, song bên cạnh đó phải có các chính sách kích cầu tiêu dùng trong nước để các sản phẩm làm ra tiêu thụ được. Thực tế cho thấy, dù giá nhân công ở Việt Nam thấp nhất so với các nước trong khu vực song nhiều mặt hàng lại có giá thành khá cao. Ví dụ như giá hàng điện tử dân dụng ở Việt Nam cao hơn ở Thái Lan hay Xin-ga-po mặc dù 2 quốc gia này có thu nhập đầu người cao hơn Việt Nam. Một chiếc TV LCD bán tại Việt Nam, tùy theo loại, đều cao hơn từ 1-2 triệu đồng so với sản phẩm cùng loại bán tại Thái Lan. Theo số liệu của Viện Khoa học thị trường và giá cả thì dân số sống ở các thành thị Việt Nam vào khoảng 24-25% trong đó chỉ có khoảng 10-20% có khả năng sử dụng hàng cao cấp. Trong khi đó, tới 70% dân số sống ở khu vực nông thôn có thu nhập thấp hoặc rất thấp. Với người nghèo, ưu tiên đầu tiên của của họ là dành cho ăn uống và sau đó mới là hàng hóa tiêu dùng cần thiết.

 Cuối năm 2008, Chính phủ quyết định không hỗ trợ giá xăng dầu tràn lan mà hỗ trợ có trọng điểm như trợ cấp tiền cho ngư dân đánh bắt trên biển hay hỗ trợ xăng dầu cho người nghèo ở vùng sâu, vùng xa. Chính sách này đã mang lại hiệu quả, vừa giúp được người nghèo lại tiết kiệm được ngân sách. Do vậy, muốn kích cầu tiêu dùng nội địa cần phải có những chính sách cụ thể để giảm giá thành sản phẩm, hoặc hỗ trợ trực tiếp người tiêu dùng có thu nhập thấp thì chủ trương kích cầu tiêu dùng mới có hiệu quả.

(Theo báo Hà nội mới )

  • Càng bất ổn kinh tế, dân càng trữ vàng
  • Bốn nguyên tắc quản lý nguồn tài nguyên đất và nước
  • Lạc quan với doanh nghiệp “nội”
  • Nhận diện để “thoát hiểm”
  • Sản xuất công nghiệp trong tháng 1/2009 giảm 4,4%
  • 'Kinh tế năm nay sẽ khó khăn hơn 2008'
  • Niềm hy vọng năm Kỷ Sửu 2009
  • Kinh tế Việt Nam trước cơn bão lớn...
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi