Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Có quản nổi lương ở tập đoàn nhà nước?

Bộ Lao động – thương binh và xã hội đang dự thảo nghị định quy định tiền lương, tiền thưởng cho người lao động trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.

Trong đó phương án 1: quỹ tiền lương kế hoạch được xây dựng dựa trên mức lương bình quân và số lao động theo định mức kế hoạch; phương án 2: quỹ tiền lương kế hoạch được tính trên cơ sở số lao động theo định mức, hệ số lương cấp bậc bình quân và mức lương tối thiểu do doanh nghiệp chọn không quá 2,7 lần so với mức lương tối thiểu chung.

Sau quá trình đưa dự thảo nghị định ra lấy ý kiến, hiện quỹ tiền lương kế hoạch của doanh nghiệp nhà nước đang được nghiêng về phương án xây dựng theo tiền lương bình quân để đảm bảo tính thị trường hơn, thay vì dựa vào mức lương tối thiểu.

Việc kiểm soát thực hiện cũng được phối hợp giữa cơ quan chủ sở hữu (có thể là bộ chủ sở hữu doanh nghiệp), bộ Tài chính và bộ Lao động – thương binh và xã hội. Tuy nhiên trong thực tế để kiểm soát được điều này không dễ.

Theo công bố hồi đầu năm nay của bộ Công thương về mức thu nhập bình quân trong 17 tổng công ty, tập đoàn nhà nước năm 2011 cho thấy cao nhất là lương bình quân của tập đoàn Dầu khí là 16,2 triệu đồng; tập đoàn Điện lực (EVN) 8,6 triệu đồng; tập đoàn Than – khoáng sản 7,7 triệu đồng… Các quy định hiện tại chỉ cho phép doanh nghiệp nhà nước được tăng lương năm sau cao hơn năm trước nếu doanh thu, lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước.

Tuy nhiên, tại tập đoàn Điện lực, công bố của cơ quan Kiểm toán Nhà nước cho thấy năm 2010 tập đoàn này lỗ hơn 8.400 tỉ đồng, vậy mà lương bình quân năm 2011 vẫn cao hơn năm 2010 là 300.000 đồng/người, theo công bố của bộ Công thương.

Tại thời điểm mức lương trung bình của EVN vô tình được công bố, nhiều câu hỏi chất vấn đã được đặt ra với bộ Lao động – thương binh và xã hội về chuyện xét duyệt quỹ lương. Hàng năm mức lương kế hoạch tại các tập đoàn này được xây dựng và được bộ Lao động – thương binh và xã hội phê duyệt, sau đó mới thực hiện.

Tuy nhiên, trong thực tế việc kiểm soát lỗ lãi tại các tập đoàn này do bộ Tài chính thực hiện. Tại thời điểm đó, một quan chức của bộ này đã nói với phóng viên: bộ Lao động duyệt quỹ lương nhưng thực chất không nắm được lỗ lãi thực sự tại các tập đoàn, nên duyệt chỉ để duyệt…

Theo Tây Giang

SGTT

  • Mỗi người Việt Nam hiện đang gánh số nợ công gần 760 USD
  • Người dân nặng gánh thuế, phí cao chót vót
  • Mỗi người Việt Nam 'gánh' bao nhiêu nợ công?
  • Lo Việt Nam “hạ cánh cứng”
  • Cả nước có 63 nền kinh tế!
  • Rớt 10 bậc, Việt Nam đứng thứ 75 về năng lực cạnh tranh toàn cầu
  • Các điều kiện hoạt động sản xuất tại Việt Nam tiếp tục giảm
  • Ts. Trần Du Lịch: Bước tranh kinh tế 2013 không quá ảm đạm
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi