Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Công bố nghiên cứu: Toàn cảnh cơ hội thương mại mới dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Châu Á

FedEx Express, công ty con của Tập đoàn FedEx (Tên niêm yết trên thị trường chứng khoán New York: FDX) và là một trong những công ty chuyển phát nhanh lớn nhất thế giới, vừa công bố kết quả nghiên cứu cho thấy những thách thức và các cơ hội mới cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Châu Á (SMEs) ra đời từ cuộc khủng hoảng tài chính và sự phục hồi của nền kinh tế thế giới.

Nghiên cứu cho thấy, trong khi giảm chi phí vẫn là yếu tố để tồn tại, các công ty xuất khẩu vừa và nhỏ còn có nhiều cơ hội khác, bắt nguồn từ chính nhu cầu của người tiêu dùng châu Á và từ sự gia tăng lượng giao dịch trong vùng - đặc biệt là lợi thế rõ rệt từ Hiệp định Tự do Thương mại (FTAs).

Cuộc nghiên cứu mang tên ”Đi tới sự hồi phục: Các thách thức và cơ hội mà doanh nghiệp vừa và nhỏ châu Á đang đối mặt” (Towards the recovery: Challenges and opportunities facing Asia’s SMEs), do The Economist Intelligence Unit (EIU) tiến hành dưới sự ủy nhiệm của FedEx Express. Báo cáo dựa trên các cuộc phỏng vấn với các lãnh đạo cấp cao của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các chuyên gia trong khu vực và dựa trên những nghiên cứu xuất bản gần đây của các tác giả hàng đầu, bao gồm Ngân hàng Phát Triển Châu Á (ADB) và chính phủ các nước trong khu vực.

“Doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 95% trong số các doanh nghiệp tại Châu Á Thái Bình Dương và sử dụng gần 80% lực lượng lao động, sẽ đóng vai trò chủ chốt trong nền kinh tế khu vực và có ảnh hưởng quan trọng đến sự hồi phục và phát triển trong năm 2010”, ông David L. Cunningham Jr., Chủ tịch, FedEx Express khu vực Châu Á Thái Bình Dương, cho biết. “Với thực tế là phương Tây hồi phục chậm hơn so với triển vọng kinh tế cải thiện rất nhanh ở Châu Á, báo cáo cung cấp cho các SMEs trong vùng những thông tin về sự năng động đang hình thành của nền kinh tế tại đây. Với vai trò là cầu nối của các nền kinh tế, chúng tôi tin rằng báo cáo này sẽ giúp các SMEs đánh giá những cơ hội mới và hòa vào sự hồi phục đang diễn ra tại Châu Á”.

Một trong những khảo sát chính của cuộc nghiên cứu đánh giá các SMEs có lợi thế từ hai động lực có liên quan mật thiết với nhau giữa các nền kinh tế trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Một là sự cần thiết phải cân đối lại các ngành kinh kế trong khu vực, thay vì tập trung vào đối tượng người tiêu dùng ở các thị trường phát triển phương Tây là hướng về thị trường nội địa.

Thứ hai là trao đổi thương mại trong vùng, với những nơi mà các SMEs tại Châu Á có thể đạt lợi thế bởi nhu cầu của người tiêu dùng ở đây đang tăng lên, nhất là tại các nền kinh tế khổng lồ đang phát triển, chẳng hạn như Trung Quốc.

Ngược lại với sự phục hồi kinh tế diễn ra chậm ở phương Tây, SMEs Châu Á sẽ có lợi từ lượng người tiêu dùng mới xuất hiện trong vùng. Các dấu hiệu cho thấy Trung Quốc có thể đem lại điều đó, do tầng lớp trung lưu đang trở nên giàu có hơn và các chính sách mới của Trung Quốc cũng nhằm vào việc cân đối lại nền kinh tế, tập trung vào thị trường nội địa hơn là phụ thuộc vào xuất khẩu.

Trong thực tế, 3 quý đầu tiên của năm 2009, doanh thu bán lẻ của Trung Quốc tăng 15.1%, gần đạt mức tăng như trước khi có khủng hoảng tài chính. Nền kinh tế đang nổi lên của Trung Quốc có tiềm năng tạo ra một khu vực thương mại năng động mới trong khu vực. Trung Quốc không chỉ là điểm trung chuyển xuất khẩu đi thị trường phương Tây, mà còn là nơi tiêu thụ hàng hóa của các nước Châu Á khác.

Trong suốt thập kỷ vừa qua, chúng ta đã chứng kiến dòng hàng hóa đổ vào Trung Quốc để từ đó xuất khẩu đi phương Tây. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng động lực bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng Châu Á sẽ dẫn khu vực trở nên phồn thịnh,“ Mr. Cunningham cho biết. “FedEx cam kết hỗ trợ SMEs tìm kiếm những cơ hội thương mại mới trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương bằng mạng lưới ở Châu Á của mình, hiện đang kết nối 22 thành phố chính. Kết hợp với các dịch vụ linh hoạt của mình, chúng tôi có thể giúp vị trí của SMEs trở nên cạnh tranh hơn trong môi trường thương mại liên tục thay đổi hiện nay“.

Kết hợp với xu thế trên đây là sự gia tăng của Hiệp định Tự do Thương mại (Free Trade Agreements: FTA) đã được thông qua trong vài năm gần đây, nhằm đẩy mạnh giao thương giữa các nước châu Á với nhau. Đến giữa năm 2009, 54 nước đã thông quaFTA với nhau và với các nước ngoài khu vực.

Mới đây nhất, FTA giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á (ASEAN) đã có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2010. Điều này sẽ tạo ra thị trường chung cho 1,7 tỷ người và với hiệp định này, 90% hàng hóa giao dịch giữa Trung Quốc và 6 thành viên mạnh nhất của ASEAN có mức thuế nhập khẩu bằng 0.

Những ưu đãi về thương mại được áp dụng trong FTA mang đến cơ hội cho các SMEs để phát triển kinh doanh ra khỏi biên giới của mình. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng cho thấy thực tế ở nhiều SMEs, do những hạn chế về nguồn lực trong việc xử lý những qui trình nhập khẩu phức tạp và những đòi hỏi về giấy tờ, đã chưa tận dụng được các điều khoản của FTA. Điều đó cho thấy rõ sự cần thiết phải hướng dẫn thủ tục và cung cấp thông tin cho các SMEs để họ nắm được các lợi thế khi tham gia các giao dịch thương mại năng động ở Châu Á.

“FedEx hỗ trợ bất kỳ hoạt động hay quy trình nào nhằm đẩy mạnh giao thương”, ông Cunningham cho biết. “Các thủ tục hải quan không rõ ràng, các loại thuế phức tạp vẫn là một rào cản lớn cho SMEs khi tham gia vào thị trường quốc tế, chính vì điều này mà FedEx đã cung cấp những giải pháp phần mềm có thể giúp doanh nghiệp nhỏ mở rộng hoạt động một cách nhanh chóng và đơn giản”.

Ví dụ điển hình là FedEx Global Trade Manager, một công cụ trực tuyến cho phép đơn giản hóa việc vận chuyển quốc tế bằng cách xác định các chứng từ cần thiết cho vận chuyển đi hơn 200 quốc gia. Tra cứu trực tuyến có thể tính được các loại thuế trong quy trình vận chuyển.

“Chúng tôi cho thực hiện nghiên cứu này nhằm xác nhận tầm quan trọng của SMEs đối với nền kinh tế khu vực và đối với sự phát triển trong tương lai của thị trường phát chuyển nhanh. Các nhà xuất khẩu ngày nay không phải là các công ty đa quốc gia chủ chốt, mà là các doanh nghiệp nhỏ”, ông Cunningham cho biết. “FedEx giúp các doanh nghiệp nhỏ tiến nhanh vào thị trường toàn cầu với danh mục dịch vụ được thiết kế riêng đáp ứng những nhu cầu đặc biệt của các SMEs, với các dịch vụ chuyên biệt, sự đổi mới, các công cụ và việc giảm giá tập trung vào chất lượng, sự tín nhiệm, phạm vi và dịch vụ. Thật là hài lòng khi chứng kiến các dịch vụ của chúng tôi cũng là một phần liên quan đến nền kinh tế Châu Á đang thay đổi”.

(Theo HNMO)

  • Giữ vững, mở rộng thị phần hàng Việt tại thị trường truyền thống
  • Việt Nam trong cạnh tranh toàn cầu
  • Nhức nhối nạn tảo hôn ở người dân tộc thiểu số
  • Tháng 3 sẽ tăng giá ở mức từ 0,5% đến 1%
  • Xây dựng cơ bản 2010: Giảm mạnh vốn ngân sách, thu hút nguồn lực xã hội
  • Việt Nam qua lăng kính nước ngoài: Nhu cầu mặt bằng bán lẻ ở Việt Nam sẽ tăng mạnh trong năm 2010
  • Chính sách giá 2010: Không để nóng, lạnh bất thường
  • 2010 kỳ vọng năm trọng đại
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi