Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Việt Nam trong cạnh tranh toàn cầu

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại Diễn đàn <a class='atag' href='http://www.tinkinhte.com/Kinh tế thế giới/nd5-search.1/'>Kinh tế Thế giới</a> năm 2010 - tinkinhte.com
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới năm 2010 - Ảnh: Reuters.

Trong quá trình hoạch định chính sách phát triển, cần có quan điểm hệ thống, tầm nhìn dài hạn và đối chiếu với các nước trong bối cảnh toàn cầu hóa và cạnh tranh toàn cầu.

Năm 2010, Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) lần đầu tiên được đón đoàn đại biểu Việt Nam do đích thân Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu. Đoàn Việt Nam đã có nhiều hoạt động sôi nổi, đa dạng và hiệu quả trong một diễn đàn phi chính thức mang tính toàn cầu.

Để cung cấp thêm thông tin về các khía cạnh của diễn đàn này, và cũng để cung cấp thông tin bổ sung trong quá trình xây dựng chiến lược phát triển Việt Nam, người viết xin được tổng thuật ngắn đánh giá của thế giới về Việt Nam trong tương quan toàn cầu và khu vực, theo báo cáo cạnh tranh toàn cầu 2009/2010 được phát hành nhân dịp này.

Trong tương quan thế giới, Việt Nam ngày nay đang có vị thế ngày càng nổi bật, nhưng cũng đang bị cạnh tranh gay gắt.

Các tiêu chí cạnh tranh quốc giaViệt NamTrung QuốcThái LanPhilippinesSingaporeẤn ĐộHàn QuốcNhật Bản
Dân số (triệu người) 88,50 1.336,3064,3089,704,50 1.186,2048,40 127,90
Xếp hạng13118129522310
GDP giá thực tế (tỷ USD)89,80 4.401,60 273,20 168.60 181,90 1.209,70 947,00 4.923,80
Xếp hạng59334474412152
GDP bình quân đầu người thực tế (USD/người) 1.040,40 3.315,20 4.115,30 1.866,00 38.972,10 1.016,20 19.504,50 38.599,10
Xếp hạng109888098221113723
Tỷ trọng GDP các nước theo PPP (%)0,3511,400,800,460,354,771,856,37
Xếp hạng4422335454143
Kết quả toàn bộ GCI4,03
(75)
4,74
(29)
4,56
(36)
3,90
(87)
5,55
(3)
4,30
(49)
5,00
(19)

5,37
(8)

Năm 2008/200970303471550139
Tăng giảm thứ bậc-51-2-1621-61
Nguồn:Báo cáo cạnh tranh toàn cầu 2009/2010 của WEF. Chú thích: PPP (Sức mua tương đương)

Bảng trên cho thấy, với thị trường nội địa to lớn, với dân số đứng thứ 13 thế giới và thứ 3 của khu vực ASEAN, sau Indonesia và Philippines, Việt Nam đang sản xuất quy mô GDP danh nghĩa đứng thứ 59 toàn cầu, nhưng theo sức mua tương đương (loại trừ các yếu tố giá cả và tỷ giá), kinh tế Việt Nam đứng thứ 44, trên cả Singapore.

Tuy nhiên, tính theo GDP danh nghĩa bình quân đầu người thì GDP bình quân đầu người của Việt Nam chỉ đứng thứ 109, vượt mức 1.000 USD/người như Ấn Độ. Hai nước này đều bị xếp loại nước đang phát triển, chủ yếu dựa vào việc đáp ứng các nhu cầu cơ bản, tức cũng là dựa vào các nhân tố tăng trưởng trong giai đoạn khởi động nền kinh tế như thể chế kinh tế được đổi mới, nâng cấp cơ sở hạ tầng, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và nâng cao số lượng và chất lượng cung ứng các dịch vụ xã hội cơ bản như y tế và giáo dục phổ thông.
   
Theo sự phân loại 5 giai đoạn phát triển trong báo cáo của WEF, tạm chia các nền kinh tế theo chỉ tiêu GDP bình quân đầu người là chính (nhưng cũng có nước tuy thu nhập cao, nhưng dựa trên khai thác tài nguyên như Brunei Darussalam dù đã đạt hơn 37.000 USD/người năm 2008, nhưng vẫn xếp vào giao đoạn phát triển thấp hơn):

Giai đoạnGDP bình quân đầu người Các nước
Giai đoạn 1 phát triển dựa vào các nhân tố phát triểnDưới 2.000 USD/ngườiCampuchia, Lào, Việt Nam, Ấn Độ, Philippines
Giai đoạn chuyển tiếp 1-2Từ 2.000-3.000 USD/người

Indonesia, Brunei Darussalam

Giai đoạn 2 hướng vào hiệu quảTừ 3.000-9.000 USD/người

Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia

Giai đoạn chuyển tiếp 2-3Dưới 17.000 USD/ngườiLiên bang Nga
Giai đoạn 3 phát triển dựa trên đổi mới công nghệ và trí thứcTrên 17.000 USD/ngườiHàn Quốc, Singapore, Nhật bản
Nguồn: Báo cáo cạnh tranh toàn cầu 2009/2010

Trong giai đoạn 1 khởi động nền kinh tế, hướng đến các nhu cầu cơ bản, các nền kinh tế như Campuchia, Lào, Việt Nam, Ấn Độ và cả Philippines đã phát triển dựa vào các nhân tố tạo động lực như các trụ cột chủ yếu là thể chế; cơ sở hạ tầng; ổn định vĩ mô và phát triển các dịch vụ xã hội cơ bản như giáo dục tiểu học, y tế.

Đối với các nhu cầu cơ bản, sự so sánh của các nền kinh tế như sau:

Các tiêu chí cạnh tranh quốc giaViệt NamTrung QuốcThái LanPhilippinesSingaporeẤn ĐộHàn QuốcNhật Bản
Nhóm trụ cột nhu cầu cơ bản
(Thứ hạng và chỉ số trên thang 7 điểm)
92
(4.02)
36
(5.09)
43
(4.86)
95
(3.94)
2
(5.99)
79
(4.18)
23
(5.40)
27
(5.27)
Trụ cột 1 : Thể chế6348601131545328
Trụ cột 2: Hạ tầng 944640984761713

Trụ cột 3: Ổn định kinh tế vĩ mô

1128227635961197
Trụ cột 4: Y tế và giáo dục tiểu học76456193131012719
Nguồn: Báo cáo cạnh tranh toàn cầu 2009/2010

Theo thứ hạng này, Việt Nam được xếp vị trí 92, ở giữa Ấn Độ (79) và Philippines (95) là các nước đang phát triển mới ở giai đoạn khởi động nền kinh tế. Tuy nhiên, so với mấy năm trước, vấn đề ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam đã có bước tụt hậu, chỉ xếp hạng 112 (do tình trạng lạm phát cao gần 20% năm 2008 và các chỉ tiêu vĩ mô khác) so với hạng chung của Nhóm tiêu chí các nhu cầu cơ bản là 92 (trong khi các đổi mới thể chế được đánh giá cao thứ 63, còn các dịch vụ cơ bản y tế, giáo dục được đánh giá thứ 76 và cơ sở hạ tầng được đánh giá thấp hơn nữa là 94) và xếp hạng chung cạnh tranh toàn cầu là 75.

Vì sự tụt hạng này, thứ hạng cạnh tranh toàn cầu (CGI) của Việt Nam cũng bị tụt hậu 5 bậc so với năm trước đó là 70.

Trong giai đoạn 2, các nền kinh tế/các nước như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia hướng đến tăng cường hiệu quả của nền kinh tế, các nền kinh tế thuộc nhóm nước/nền kinh tế này dựa vào 6 trụ cột khác. Theo đó, các trụ cột có sự sắp xếp thứ tự cạnh tranh năm 2009/2010 như sau:

Các tiêu chí cạnh tranh quốc giaViệt NamTrung QuốcThái LanPhilippinesSingaporeẤn ĐộHàn QuốcNhật Bản
Nhóm trụ cột nâng cao hiệu quả
(Thứ hạng và chỉ số trên thang 7 điểm)
61
(4.08)
32
(4.56)
40 (4.46) 78
(3.91)
2
(5.61)
35
(4.52)
20
(4.92)
11
(5.21)
Trụ cột 5: Đào tạo và giáo dục bậc cao hơn 926154685661623
Trụ cột 6: Hiệu quả thị trường hàng hóa 674244951483617
Trụ cột 7: Hiệu quả thị trường lao động3832251131838412
Trụ cột 8: Sự tinh vi của thị trường tài chính 828149932165840
Trụ cột 9: Sẵn sàng về công nghệ 737963846831525

Trụ cột 10: Quy mô thị trường

3822135394123
Nguồn: Báo cáo cạnh tranh toàn cầu 2009/2010

Trong giai đoạn phát triển cao hơn, các nền kinh tế thuộc Nhóm 3 như Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore củng cố sự phát triển của đất nước theo hướng tăng cường các nhân tố đổi mới và tinh vi hơn như các nhân tố tinh vi hơn trong kinh doanh và đổi mới công nghệ. Ứng dụng các tiêu chí này trong phân loại, sự xếp hạng cạnh tranh toàn cầu 2009/2010 như sau:

Các tiêu chí cạnh tranh quốc giaViệt NamTrung QuốcThái LanPhilippinesSingaporeẤn ĐộHàn QuốcNhật Bản
Nhóm trụ cột các nhân tố đổi mới
(Thứ hạng và chỉ số trên thang 7 điểm)
55
(3.72)
29
(4.23)
47
(3.83)
74
(3.45)
10
(5.15)
28
(4.24)
16
(4.88)
2
(5.70)
Trụ cột 11: Sự tinh vi của kinh doanh 703843651427211
Trụ cột 12: Đổi mới công nghệ 44265799830114
Nguồn: Báo cáo cạnh tranh toàn cầu 2009/2010

Xếp hạng cạnh tranh toàn cầu theo cả ba nhóm trụ cột này đạt thứ hàng 75/133 nền kinh tế toàn cầu như đã trình bày ở trên.

Qua các số liệu trên có thể thấy rằng, Việt Nam đã có những tiến bộ và được đánh giá cao hơn so với đánh giá chung (75) trong đánh giá về quy mô thị trường (38) và hiệu quả thị trường lao động (38), hiệu quả thị trường hàng hóa thuộc Nhóm trụ cột thứ hai, nhưng các yếu tố của nền kinh tế thị trường mới được đánh giá ở mức trung bình (70). Đổi mới công nghệ (44) thuộc Nhóm trụ cột thứ ba cũng có những bước tiến đáng khích lệ, tuy các yếu tố của trụ cột sẵn sàng về công nghệ còn ở mức trung bình (73).

Tuy nhiên, ngay Nhóm trụ cột thứ nhất (các trụ cột 1-4) hiện lại khá khiêm tốn khi có thể chế được đánh giá mức (63), cao hơn mức đánh giá chung, cho thấy cần có những nỗ lực xây dựng nền tảng ban đầu là các vấn đề xã hội (76), cơ sở hạ tầng (94) và ổn định kinh tế vĩ mô (112) đóng góp vào sự phát triển bền vững và nâng cao sức cạnh tranh toàn cầu.

Như vậy, theo cách phân loại này, dường như chúng ta có thể rút ra một kinh nghiệm là đừng bao giờ ngộ nhận về vị thế của nước mình trong bản đồ kinh tế thế giới để có những hoạch định chính sách tương ứng đúng với thế và lực của nước ta.

Đó cũng là vấn đề mà nhiều nhà nghiên cứu đã nói là định vị Việt Nam cho đúng để có chính sách đúng. Trong vấn đề này, việc cung cấp các thông tin chuẩn xác đến các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách, cũng như công khai minh bạch các chính sách phát triển và các thông tin cơ bản về sự phát triển của đất nước, của các ngành và địa phương cũng có ý nghĩa rất quan trọng, vì sự phát triển là công việc chung của cả đất nước, của toàn dân tộc.

Nói như vậy, không có nghĩa là chúng ta phủ định việc “đi tắt, đón đầu”, mà vấn đề là ở liều lượng của các chính sách. Cũng theo báo cáo của WEF đã nêu, liều lượng của các trụ cột phát triển có thể “phân bổ” hợp lý, thích ứng với các giai đoạn phát triển theo tỷ lệ định lượng đại thể như sau:

Các giai đoạn phát triển / Các nhân tố phát triển

Giai đoạn chú trọng các nhân tố tạo lực

Giai đoạn cho nền kinh tế tăng cường hiệu quả

Giai đoạn cho kinh tế hướng vào đổi mới

Các nhu cầu cơ bản60%40%20%
Thúc đẩy nâng cao hiệu quả35%50%

50%

Các nhân tố đổi mới (công nghệ) và tinh vi5%10%

30%

Nguồn: Báo cáo cạnh tranh toàn cầu 2009/2010

Như vậy, ngay trong giai đoạn khởi động nền kinh tế như nước ta, bên cạnh việc dành 60% sự chú ý cho các nhu cầu cơ bản về thể chế, cơ sở hạ tầng, ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển xã hội, ngay từ lúc này cũng phải dành đến 40% sự chú ý tới các yếu tố của các giai đoạn phát triển cao hơn (35% cho vấn đề hiệu quả và 5% cho các vấn đề đổi mới công nghệ và phát triển theo hướng tinh vi hơn).

Trong khi, ngay các nền kinh tế đã phát triển cao, thì vẫn không thể bỏ qua từ 20-40% sự chú ý tới sự phát triển dựa vào các nhu cầu cơ bản đã được tập trung trong giai đoạn khởi động nền kinh tế.

Tuy nhiên, cũng thấy rằng, ngay từ lúc này và mãi mãi trong các giai đoạn phát triển, vấn đề nâng cao chất lượng và hiệu quả luôn luôn chiếm vị trí quan trọng bậc nhất (đến 50%, so với các nhân tố khác chỉ chiếm 10-40%) trong hai giai đoạn phát triển cao, và cũng không thể xem thường ngay trong giai đoạn hiện nay.

(Theo GS. Nguyễn Quang Thái // Vneconomy)

  • Nhức nhối nạn tảo hôn ở người dân tộc thiểu số
  • Tháng 3 sẽ tăng giá ở mức từ 0,5% đến 1%
  • Xây dựng cơ bản 2010: Giảm mạnh vốn ngân sách, thu hút nguồn lực xã hội
  • Việt Nam qua lăng kính nước ngoài: Nhu cầu mặt bằng bán lẻ ở Việt Nam sẽ tăng mạnh trong năm 2010
  • Chính sách giá 2010: Không để nóng, lạnh bất thường
  • 2010 kỳ vọng năm trọng đại
  • Đời sống công nhân thời tăng giá: Tăng ca, giảm bữa, tiết kiệm tiền
  • Lao động ngoài nước: muôn nẻo đi về…
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi