Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đại sứ EU tại Việt Nam: Khả năng đạt FTA giữa EU và Việt Nam trong hai năm tới

Bên lề hội thảo “Triển vọng quan hệ hợp tác Việt Nam – EU giai đoạn 2011 – 2020” sáng 16.11 tại Hà Nội, trả lời câu hỏi của Sài Gòn Tiếp Thị về khả năng ký hiệp định Thương mại tự do song phương (FTA) giữa Việt Nam và EU, đại sứ EU tại Việt Nam Sean Doyle cho biết, ông hy vọng hai bên sẽ đạt được thoả thuận sau hai năm nữa.

Tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa EU và Việt Nam tăng từ 1,5 tỉ USD năm 1995 lên 15,2 tỉ USD năm 2009. Ảnh: Lê Quang Nhật

Điều kiện kết thúc đàm phán FTA?

Theo thứ trưởng bộ Công thương Trần Quốc Khánh, tân trưởng đoàn đàm phán Chính phủ, điều kiện để kết thúc đàm phán FTA giữa Việt Nam và EU chính là việc EU công nhận nền kinh tế thị trường của Việt Nam. Ông Khánh nhấn mạnh, nếu vấn đề này không được xử lý trong tiến trình đàm phán FTA thì tiềm ẩn nguy cơ hình thành rào cản và vô hiệu hoá các cam kết giảm thuế nhập khẩu của EU trong FTA, tạo nên sự mất cân đối lớn về cơ hội tiếp cận thị trường hai bên.

Tham gia thảo luận trong hội nghị, nguyên bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển lưu ý, Australia và New Zealand, hai nước có trình độ tự do hoá thương mại còn cao hơn một số nước thành viên của EU, đều công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.

Đại diện của EU, ông Sean Doyle nêu nguyên do việc chưa công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường là do chưa có nhiều tiến bộ về điều kiện cạnh tranh thương mại giữa các công ty của EU và công ty của Việt Nam, về minh bạch thông tin kế toán của các công ty Việt Nam, minh bạch về chi phí sản xuất tại Việt Nam, trợ cấp của Chính phủ… Trưởng phái đoàn EU tại Việt Nam cũng hy vọng rằng, EU và Việt Nam sẽ đạt được thoả thuận về FTA sau hai năm nữa.

EU sẽ sớm giải quyết vấn đề chống bán phá giá

Phát biểu tại hội thảo, thứ trưởng Trần Quốc Khánh nêu rõ, khuôn khổ pháp lý điều chỉnh quan hệ kinh tế, thương mại Việt Nam – EU dự kiến chưa có nhiều thay đổi trong vòng ba năm tới. Ông Khánh băn khoăn về quyết định sắp tới của EU liên quan về thuế chống bán phá giá đối với giày mũ da của Việt Nam. Quy định gia hạn thêm 15 tháng áp thuế này kết thúc vào tháng 3.2011. Ngoài ra, nếu EU gia hạn quy chế Ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) cho tới cuối năm 2013, thì giày dép do Việt Nam sản xuất sẽ tiếp tục không được hưởng GSP.

Trả lời câu hỏi của phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị về hai vấn đề này, ông Sean Doyle nói, việc EU áp thuế chống bán phá giá với giày của Việt Nam là do họ không có được thông tin chứng minh các công ty Việt Nam không được bảo hộ. Theo ông Doyle, từ năm năm trước, khi các nhà sản xuất thuộc các nước thành viên EU yêu cầu kiểm tra, EU không nắm rõ tất cả các yếu tố trong cấu trúc chi phí của các công ty Việt Nam được kiểm tra. Ông Sean Doyle nhấn mạnh, bất kỳ công ty nào của Việt Nam chứng minh được cấu trúc chi phí rõ ràng, EU sẵn sàng công nhận vị thế kinh tế thị trường, bãi bỏ thuế chống bán phá giá cho công ty đó.

Cũng theo ông Doyle, không loại trừ nguyên nhân các công ty của Việt Nam gặp khó khăn trong soạn thảo các tài liệu bằng tiếng Anh, sử dụng các tài liệu quốc tế. Do đó, phái đoàn EU tại Việt Nam đang cố gắng giúp xử lý về mặt này.

Đại sứ EU nhấn mạnh: “Tôi hy vọng chúng ta có thể giải quyết vấn đề chống bán phá giá sớm. Bởi hiện nay EU có xu hướng là số lượng các công ty nhập khẩu sản phẩm hoàn chỉnh đang tăng lên và số công ty sản xuất giày đang giảm đi. Điều này có thể giúp mọi việc trở nên dễ dàng hơn”.

Còn về GSP, ông Sean Doyle giải thích rằng, GSP được sử dụng để khuyến khích phát triển ngành cụ thể cho các nước đang phát triển, nhưng việc áp dụng sẽ chấm dứt khi ngành đó tăng trưởng quá nhanh.

(Theo Việt Anh/sgtt)

  • Kiểm soát giá để chặn lạm phát
  • Kinh tế Việt Nam: 3 rủi ro lớn nhất đối với nợ công
  • Việt Nam vững vàng vượt sóng gió
  • Quản lý đất đai: Tham nhũng "vươn tay" vào tất cả các công đoạn
  • Nguyên Thứ trưởng 'đọc vị' tham nhũng đất đai ở Việt Nam
  • Công trình giao thông "khát" vốn: Giải bài toán thu hút đầu tư
  • Nâng cao vai trò của doanh nghiệp nhà nước: Coi trọng kiểm tra, giám sát
  • Thấy gì qua Bảng xếp hạng 500 DN lớn nhất VN 2010?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi