Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đánh giá của các DN châu Âu tại VN: Mức độ tin cậy lại... giảm

Kết quả của cuộc khảo sát lần thứ năm về Chỉ số kinh doanh của các DN châu Âu hàng quý do EuroCham thực hiện vào đầu tháng 10/2011 vừa công bố một lần nữa lại cho thấy mức độ tin cậy và triển vọng kinh doanh trong cộng đồng DN châu Âu tại VN vẫn tiếp tục giảm.
 
So với kết quả khảo sát gần đây nhất, các phản hồi của DN cho thấy sự sụt giảm 14% trong các điểm đánh giá về tình hình kinh doanh hiện tại của các DN. Số đánh giá “tốt” hoặc “xuất sắc” giảm từ 46% xuống còn 32% (đánh giá của quý I năm 2011 là 64%). Việc dịch chuyển này chủ yếu thể hiện bằng cách đánh giá trung lập về tình hình hiện tại, cách đánh giá này tăng 7% so với cuộc đánh giá trước lên đến 45% trong lần đánh giá này. Số DN có các quan điểm tiêu cực về tình hình hiện tại tăng từ 16% lên 22%.

Thái độ “đợi và xem”

Khi được hỏi về kế hoạch đầu tư cho năm 2011, các DN thể hiện sự thận trọng hơn so với các khảo sát trước đây. 38% muốn duy trì mức đầu tư của họ và chỉ 36% muốn tăng đầu tư tại VN, một sự sụt giảm đáng kể so với tỉ lệ 52% của quý trước. Điều đó cho thấy khuynh hướng các DN ngày càng thận trọng hơn trong việc đầu tư. 22% DN muốn giảm đầu tư tổng thể tại VN, tăng 13% so với quý trước và chỉ 6% vào đầu năm 2011.

Chỉ có 27% đánh giá “tốt” hoặc “xuất sắc”. Điều đó thể hiện sự sụt giảm lớn từ 42% quý trước và sự sụt giảm đáng kể từ 72% số lượng phản hồi có  đánh giá về một triển vọng kinh doanh tích cực trong quý 1 năm 2011. Việc dịch chuyển này thể hiện xu hướng đánh giá trung lập xếp cao nhất hạng mục chiếm 43%. 27%  DN tham gia đánh giá triển vọng kinh doanh ở mức độ tiêu cực tăng nhẹ so với 20% trong quý trước.

Triển vọng trái chiều về doanh thu

Về vấn đề doanh thu và số đơn hàng mong đợi về mặt trung hạn, EuroCham cho biết, các DN đều thể hiện những sự trái ngược về quan điểm. Kể từ lần đầu tiên khi bắt đầu cuộc nghiên cứu về chỉ số môi trường kinh doanh, phần lớn các DN phản hồi mong đợi doanh thu (đơn hàng) được giữ nguyên, tăng 36% so với 24% trong cuộc nghiên cứu trước. 34% hi vọng sự tăng nhẹ về mặt doanh thu trong trung hạn,  đây là một sự sụt giảm hơn 10% so với con số 43% trong quý trước. Cũng theo xu hướng về kế hoạch tuyển dụng. 45% phản hồi mong muốn tuyển thêm nhân viên trong trung hạn. 34% mong muốn duy trì mức hiện tại và 15% tính đến việc giảm nhân viên tại VN.

Trong khi đó, lạm phát cao vẫn là một mối quan tâm lớn cho các DN. Có tới 48% DN cho rằng, lạm phát có ảnh hưởng đáng kể đến công việc kinh doanh của họ. Bên cạnh đó, sự bi quan về triển vọng kinh tế tổng thể cũng thể hiện rất rõ, khi  được hỏi về triển vọng kinh tế vĩ mô của VN trong 6 tháng tới, 2/3 số DN cho rằng sẽ nhìn thấy sự tiếp tục sụt giảm của tình hình kinh tế vốn đã khó khăn. Ngược lại 1/3 nghĩ rằng tình hình sẽ ổn định và dần dần phục hồi.

 “Điều này cho thấy các biện pháp nhằm ổn định nền kinh tế có vẻ như chưa thành công trong việc làm giảm các lo ngại của cộng  đồng DN về triển vọng kinh tế vĩ mô” - đại diện EuroCham nhận xét.

Ông Alain Cany - Chủ tịch EuroCham nhận định, so với quý trước, chỉ số môi trường kinh doanh của EuroCham đã giảm từ 78 xuống còn 52 điểm. Điều đó thể hiện một sự sụt giảm về lòng tin tại VN như là một điểm đến đầu tư.

 “Cùng với sự sụt giảm 28% đầu FDI trong 9 tháng  đầu năm 2011 và tỉ lệ lạm phát trên 20%, công bằng mà nói các DN châu Âu đang ngày càng lo ngại về môi trường đầu tư và kinh doanh tại VN” - ông  Alain Cany nói.

Tiến sĩ Matthias Duehn - Giám đốc điều hành EuroCham cho rằng: “Việc tiếp tục sụt giảm chỉ số môi trường kinh doanh của EuroCham là nguyên nhân của tiến trình thay đổi chậm chạp trong nhiều vấn đề được đề cập trong cuốn Sách Trắng năm 2010, kết hợp với một số vấn đề mới làm suy giảm lòng tin vào môi trường kinh doanh tại VN. Các vấn đề kinh tế vĩ mô, tỉ lệ lạm phát cao, sự thiếu đồng bộ trong cơ sở hạ tầng và các gánh nặng về thủ tục hành chính vẫn tiếp diễn. Bên cạnh đó, một loạt các vấn đề mới về “tiếp cận thị trường” như hạn chế việc nhập khẩu các hàng hóa vào VN, các vấn đề liên quan đến kiểm soát giá và sự giảm minh bạch... đã không tạo ra những viễn cảnh tốt đẹp hơn cho môi trường kinh doanh tại VN.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Cơ hội và thách thức cho KH&CN trong tái cấu trúc kinh tế
  • TS. Trần Đình Thiên: Kịch bản kinh tế năm 2012: Cách tiếp cận hành động
  • Lạm phát của Việt Nam năm nay được dự báo gần 19%
  • Đầu tư công: chọn mặt nào của tấm huy chương?
  • Chuyển giá: Khó khởi tố!
  • Môi trường kinh doanh Việt Nam tụt hạng
  • Kinh tế bất ổn vì đầu tư công kém hiệu quả
  • Lạm phát “kiểu Việt Nam”: Chuyên gia nước ngoài lên tiếng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi