Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chuyển giá: Khó khởi tố!

Theo Bộ Tài chính, doanh nghiệp có vốn nước ngoài sẽ là đích ngắm chống chuyển giá trong thời gian tới. Ảnh chỉ có tính minh họa: Lê Toàn.

Không còn nghi ngờ gì nữa, hiện tượng chuyển giá để trốn thuế đã trở thành vấn đề nhức nhối. Tuy nhiên, xử lý tình trạng này như thế nào lại không hề đơn giản.

Chuyển giá là hành vi điều chỉnh giá hàng hoá, dịch vụ và tài sản không theo giá thị trường giữa các bên có quan hệ liên kết (ví dụ giữa công ty mẹ ở nước ngoài và công ty con ở Việt Nam) nhằm giảm số thuế phải nộp trên phạm vi toàn cầu.

Chính sách chống chuyển giá đã được Nhà nước Việt Nam đưa ra cách đây ngót gần 15 năm. Văn bản pháp lý đầu tiên đề cập đến này là Thông tư 74/1997/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế đối với nhà đầu tư nước ngoài. Sau đó, Bộ Tài chính lần lượt ban hành thêm nhiều văn bản sửa đổi bổ sung khác.

Tuy nhiên, cho đến nay hầu như chưa có vụ nào được khởi tố hình sự về hành vi chuyển giá. Một số ý kiến cho rằng vụ án trốn thuế tại Khách sạn Equatorial do cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an khởi tố hồi tháng 9 năm ngoái được xem như một vụ án điển hình về chuyển giá.

Thế nhưng, theo luật sư Trần Xoa, Giám đốc Công ty luật Minh Đăng Quang, vụ án nói trên không thể mang tính chất chuyển giá vì các giao dịch liên quan trong vụ án không hề có mối quan hệ liên kết vốn được xem là đặc trưng cơ bản của chuyển giá. 

Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai cho biết 9 tháng đầu năm nay ngành thuế đã xử phạt các doanh nghiệp vi phạm chuyển giá 272 tỉ đồng; truy thu thuế 978 tỉ đồng và giảm lỗ được 3.754 tỉ đồng. Bộ sẽ tiếp tục chỉ đạo tăng cường thanh tra chuyển giá, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm hành vi chuyển giá.

Một nguyên cán bộ Cục Thuế TPHCM cho biết, từ trước đến nay hình thức xử lý được áp dụng đối với chuyển giá chủ yếu vẫn là xử phạt vi phạm hành chính về hành vi khai sai. Đối tượng vi phạm sẽ bị truy thu số thuế do khai sai và phạt tiền bằng 10% số thuế bị truy thu.

Theo ông Nguyễn Trọng Hạnh, Phó cục trưởng Cục Thuế TPHCM, cơ quan thuế luôn đấu tranh quyết liệt với chuyển giá nhưng trước hết phải chọn phương thức mềm dẻo, thuyết phục bằng tình cảm với doanh nghiệp để họ thừa nhận vi phạm.  

Một quan chức Cục Thuế TPHCM giấu tên, cho biết rất khó xử lý bằng hình sự đối với hành vi chuyển giá vì không thể chứng minh được cấu thành tội phạm của tội trốn thuế được quy định tại Điều 161 Bộ luật Hình sự. Ngay cả việc ấn định thuế để làm cơ sở xử phạt hành chính cũng không đơn giản vì phải xác định được giá đó là giá thị trường. Trong khi đó, chuẩn để xác định giá thị trường lại rất mù mờ, mong manh.

Theo luật sư Xoa, hệ thống dữ liệu để làm cơ sở đối chiếu của Việt Nam hiện nay vừa rất thiếu, vừa không đáng tin cậy cũng là một trong những yếu tố dẫn đến khó khăn cho cơ quan thuế.

Theo Thanh tra Bộ Tài chính, qua thanh tra 90 doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) có gần 90% số doanh nghiệp lỗ liên tiếp 3 năm 2007-2009. Số lỗ khai báo lên tới hàng trăm tỉ đồng/năm.

Năm 2007 chỉ có 8 doanh nghiệp lãi trên tổng số 72 doanh nghiệp FDI được thanh tra. Năm 2008, tỷ lệ này là 2/79 doanh nghiệp. Năm 2009: 4/70.

Ông Xoa cho rằng cần phân biệt hành vi khai sai và trốn thuế. Khai sai là là ghi chép đúng và đầy đủ trên sổ sách kế toán nhưng khai thuế không đúng. Còn trốn thuế là có sự gian lận nhằm mục đích trốn thuế phải nộp theo quy định.

Vị luật sư này đưa ví dụ là thực tế bán được 5 đồng nhưng ghi trên sổ sách chỉ bán được 1 đồng. Do đó, muốn xử lý, khởi tố về hành vi trốn thuế thì ngoài số thuế trốn từ 50 triệu đồng trở lên, cơ quan điều tra còn phải chứng minh đối tượng vi phạm có dấu hiệu gian lận.

Quan chức Cục Thuế TPHCM giấu tên cho biết điều này cũng hết sức khó chứng minh vì toàn bộ sổ sách kế toán của doanh nghiệp chuyển giá đều được ghi chép đầy đủ, đúng thực tế; hợp đồng cung cấp nguyên liệu với công ty mẹ ở nước ngoài cũng là hợp đồng thật. Vì vậy, như trên đã nêu, trong trường hợp phát hiện có hiện tượng chuyển giá cách xử lý chủ yếu vẫn là phạt vi phạm hành chính.

(Theo Thời báo kinh tế SG)

  • Môi trường kinh doanh Việt Nam tụt hạng
  • Kinh tế bất ổn vì đầu tư công kém hiệu quả
  • Lạm phát “kiểu Việt Nam”: Chuyên gia nước ngoài lên tiếng
  • “Bài toán” đầu tư cho tương lai
  • Sức khỏe nền kinh tế, nhìn từ một con số “lạ”
  • Tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước cần cách làm mới?
  • Thiếu minh bạch, nguy cơ tha hóa quyền lực nhà nước
  • Lương công chức: Bao nhiêu thì đủ?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi