Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nghiệp Việt Nam dẫn đầu về độ lạc quan

(Ảnh minh họa: Thái Bình/TTXVN)
Kết quả khảo sát của HSBC, công bố ngày 23/7, về mức độ tin tưởng của doanh nghiệp vừa và nhỏ cho thấy chỉ số lạc quan, tin tưởng của châu Á được giữ vững ở mức 121 điểm, trong đó Việt Nam là quốc gia có chỉ số lạc quan cao nhất, đạt 164 - đứng đầu trong khu vực châu Á.

Các nước tiếp sau là Singapore (136), Trung Quốc (123) và Ấn Độ (121).

Lần đầu tiên từ sau cuộc khủng hoảng tài chính, toàn bộ thị trường châu Á được khảo sát đều có cái nhìn lạc quan về tình hình tăng trưởng kinh tế địa phương, nhân sự và cả các kế hoạch đầu tư vốn.

Theo khảo sát, các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên toàn thế giới đang lên kế hoạch tăng đầu tư vào các hoạt động kinh doanh (41%), gia tăng lực lượng lao động (26%) và nhìn chung có cái nhìn lạc quan về tình hình tăng trưởng kinh tế địa phương (84%).

Mức độ tin tưởng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đứng đầu là các doanh nghiệp tại các thị trường mới nổi, trên toàn cầu tiếp tục tăng và cho thấy dấu hiệu vững chắc của giai đoạn phục hồi kinh tế trong nửa đầu năm 2010.

Nhận định về tình hình tăng trưởng kinh tế trong 6 tháng tới, phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam đều có nhận định lạc quan, với tỷ lệ gia tăng các doanh nghiệp vừa và nhỏ tin rằng độ tăng trưởng sẽ cao hơn (77% vào quý 2/2010 so với 71% vào quý 4/2009).

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam có niềm tin lớn vào Chính phủ khi nhiều doanh nghiệp được hỏi (48%) cho rằng các chính sách của Chính phủ là động lực chính để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiếp sau là nhu cầu gia tăng của thị trường nội địa (25%).

Trong triển vọng về đầu tư vốn, đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên toàn thế giới (87%) đang lên kế hoạch tăng vốn đầu tư vào các hoạt động kinh doanh.

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam cũng có cùng nhận định lạc quan này với 70% các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam cho biết họ sẽ tăng đầu tư (so với 66% của quý 4/2009).

Về triển vọng kế hoạch tuyển dụng 58% doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam đang lên kế hoạch tuyển dụng thêm nhân sự.

Khi được hỏi đâu là những thị trường trọng tâm trong hoạt động giao thương quốc tế, đa phần các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam đều chọn Trung Quốc, châu Á và Đông Nam Á. Điều này cho thấy các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam đang theo sát xu hướng chú trọng giao thương nội vùng.

Ông Huỳnh Bửu Quang - Giám đốc toàn khối dịch vụ tài chính doanh nghiệp Ngân hàng HSBC Việt Nam cho biết việc Việt Nam vẫn tiếp tục giữ vững vị trí hàng đầu trên bảng xếp hạng trong số 21 thị trường được khảo sát chứng tỏ rằng các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam cũng như các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các thị trường mới nổi khác, vẫn có nhận định lạc quan về nền kinh tế địa phương.

Cuộc khảo sát của HSBC về mức độ tin tưởng của doanh nghiệp vừa và nhỏ được thực hiện định kỳ 2 lần một năm. Cuộc khảo sát lần thứ 6 này là cuộc khảo sát quy mô lớn nhất từ trước đến nay, ghi nhận ý kiến của hơn 6.300 doanh nghiệp vừa và nhỏ tại châu Á, Trung Đông, châu Âu, Bắc Mỹ và Mỹ Latinh.

Kết quả trả lời được sử dụng để tính mức độ lạc quan theo chỉ số từ 0 đến 200./.

Hà Huy Hiệp (TTXVN/Vietnam+)

  • Sửa Luật Khoáng sản: Đấu giá để “phá” xin - cho
  • Ở Việt Nam tồn tại thị trường giáo dục
  • Bao giờ giảm giá xăng dầu?
  • VN mất cân đối cung cầu thịt gia súc
  • Doanh nghiệp cần tận dụng lợi thế phòng vệ thương mại
  • Ðẩy nhanh tiến độ sắp xếp, nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN
  • Bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu: Không thể lơ là
  • Thị trường Logistics Việt Nam: “Ông lớn” nước ngoài thao túng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi