Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hành chính hoá tập đoàn?

Yếu tố hành chính trong cơ chế thành lập mô hình tập đoàn khó có thể tiếp tục duy trì.



Nếu nội bộ các DN không thuận, nguồn lực, tài sản quốc gia mà tập đoàn được giao nắm giữ sẽ khó có thể được sử dụng có hiệu quả

Sau khi Bộ Xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thí điểm thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước trong lĩnh vực công nghiệp xây dựng và cơ khí nặng do Tổng công ty Sông Đà làm nòng cốt, Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA) và Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam (VAMI) đã có văn bản đề nghị thành lập Tập đoàn Công nghiệp cơ khí và Lắp máy Việt Nam.

Theo các hiệp hội này, Tập đoàn Công nghiệp cơ khí và Lắp máy Việt Nam sẽ do Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (Lilama) làm nòng cốt, thu nhập các doanh nghiệp (DN) hoạt động trong lĩnh vực chế tạo, sản xuất cơ khí, lắp máy. Thay vì đứng trong hàng ngũ ngành xây dựng, các DN này đề nghị sẽ được chuyển sang ngành công thương, do Bộ Công thương là cơ quan quản lý nhà nước.

Cùng với đề xuất thành lập Tập đoàn Công nghiệp cơ khí và Lắp máy Việt Nam, VAE và VAMI cũng đề nghị thành lập Tập đoàn Xây dựng công nghiệp, dân dụng, bất động sản Việt Nam do Tổng công ty Sông Đà làm nòng cốt, tập hợp các DN trong lĩnh vực xây dựng công nghiệp, dân dụng, phát triển đô thị, kinh doanh bất động sản, nhằm bảo lưu thương hiệu Sông Đà trong lĩnh vực xây dựng. 

Điểm mà VEA và VAMI tập trung để bảo vệ đề xuất của mình, phản biện đề nghị của Bộ Xây dựng về việc đưa Lilama vào thành viên của Tập đoàn Công nghiệp xây dựng Việt Nam (giai đoạn 2009-2010), đó là khó có thể gắn kết lĩnh vực xây dựng công trình công nghiệp và cơ khí chế tạo vào một tổ chức theo một phép cộng đơn thuần, nhất là khi các thương hiệu lớn trong các lĩnh vực này đang có những thế mạnh đặc thù và độc lập.

Chưa bàn tới các vấn đề lớn dễ phát sinh khi chuyển đổi hình thức hoạt động của các tổng công ty nhà nước, cũng như các kế hoạch gìn giữ thương hiệu lớn của các tổng công ty này khi tập hợp lại dưới một thương hiệu mới, ở đây, có vẻ như sự sắp chỗ theo Đề án Thí điểm thành lập các tập đoàn kinh tế trong ngành xây dựng chưa nhận được sự đồng thuận của chính các DN có tên. Việc Lilama cùng VAE, VAMI lên tiếng cho thấy, yếu tố hành chính trong cơ chế thành lập mô hình tập đoàn khó có thể tiếp tục duy trì.

Lâu nay, các đề án thí điểm thành lập tập đoàn vẫn theo hình thức sắp xếp lại các DN trong cùng lĩnh vực, chủ yếu là nâng các tổng công ty hiện có cùng các thành viên lên mô hình tập đoàn. Mọi quyết định, dù mang tính hành chính, vẫn dễ được chấp nhận vì các thành viên của tập đoàn mới vẫn ở các vị trí tương tự khi ở mô hình trước đó. Sự thay đổi mô hình thực tế đã làm tăng thêm điểm cho các công ty, DN thành viên khi được tận dụng thương hiệu của công ty mẹ.

Mọi việc trở nên rối rắm khi đề xuất của Bộ Xây dựng thành lập hai tập đoàn mới động chạm tới hàng loạt “đại gia” trong ngành. Chỉ tính riêng Tập đoàn Công nghiệp xây dựng Việt Nam, ngoài Tổng công ty Sông Đà làm nòng cốt, các thành viên phần lớn là các thương hiệu lớn như Lilama, Licogi (Tổng công ty Xây dựng và Phát triển hạ tầng), Coma (Tổng công ty Cơ khí xây dựng). “Sân chơi chung” mà Bộ Xây dựng thiết kế có vẻ như quá chật với các tên tuổi lớn. Ngay từ đầu, mô hình thí điểm này đã có vẻ chưa thật sự êm xuôi.

Cũng phải khẳng định rằng, mục tiêu tách yếu tố hành chính ra khỏi việc hình thành tập đoàn kinh tế ở Việt Nam hiện rất khó. Ông Phạm Tuấn Anh, Phó vụ trưởng Vụ Đổi mới DN (Văn phòng Chính phủ) cho rằng, xét về lý thuyết, môi trường kinh tế của Việt Nam chưa hội tụ đẩy đủ các điều kiện để hình thành tập đoàn kinh tế một cách tự thân. Chính vì vậy, Nhà nước cần có cơ chế để thúc đẩy sự hình thành và hỗ trợ sự phát triển của tập đoàn kinh tế, nhằm chủ động tạo ra những đột phá về kinh tế, tạo năng lực cạnh tranh cho DN trong nước, cũng như tạo công cụ để nhà nước thực hiện các chính sách, chiến lược quan trọng.

Tuy nhiên, mấu chốt là sự sắp chỗ này cần được tính toán để đảm bảo mục tiêu kỳ vọng mà Chính phủ đặt ra cho các tập đoàn kinh tế nhà nước. Nếu nội bộ các DN không thuận, nguồn lực, tài sản quốc gia mà tập đoàn được giao nắm giữ khó có thể được sử dụng có hiệu quả. Hơn thế, sức ép cho bản thân các vị lãnh đạo trong tập đoàn cũng sẽ nặng nề hơn, khi các ngành, lĩnh vực được lựa chọn quá rộng, vượt tầm kiểm soát.

(Theo Bảo Duy // Báo đầu tư )

  • Nâng cao chất lượng quyết định kế hoạch phát triển
  • Kinh tế 8 tháng: Bức tranh đang sáng
  • Mục tiêu chính sách tiền tệ hậu suy thoái: Kiềm chế lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng
  • Kinh tế "bơi" qua khủng hoảng nhờ nông nghiệp
  • Tiếp tục kích cầu để tăng trưởng
  • Hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
  • Dự kiến năm 2010, tăng trưởng GDP Việt Nam là 6,5%
  • Thóc nhiều, nhưng khó nhặt
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi