Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hãy tin tưởng trọng dụng cán bộ trẻ

Bí thư T.Ư Đoàn Dương Văn An, TBT báo Tiền Phong Đoàn Công Huynh (trái), Trưởng Ban tuyên giáo T.Ư Đoàn Trần Thanh Lâm (phải) chủ trì tọa đàm
Bí thư T.Ư Đoàn Dương Văn An, TBT báo Tiền Phong Đoàn Công Huynh (trái), Trưởng Ban tuyên giáo T.Ư Đoàn Trần Thanh Lâm (phải) chủ trì tọa đàm .

Chiều 29 - 10, Ban Tuyên giáo T.Ư Đoàn phối hợp với báo Tiền Phong tổ chức Tọa đàm văn nghệ sĩ, vận động viên, phóng viên trẻ góp ý các dự thảo văn kiện ĐH Đảng XI. Vấn đề đào tạo, sử dụng cán bộ trẻ, văn hóa và sân chơi cho giới trẻ được các đại biểu thảo luận sôi nổi.

Người trẻ chưa được tin tưởng, trọng dụng

“Xây dựng đất nước cũng chính là xây dựng tương lai của tuổi trẻ. Văn kiện vạch kế hoạch cho đất nước, đồng thời là kế hoạch của chính tuổi trẻ, và có tuổi trẻ thực hiện. Phát huy trí tuệ của tuổi trẻ góp phần xây dựng văn kiện đại hội; đồng thời tạo diễn đàn để thanh niên được tham gia ý kiến vào việc xây dựng chủ trương, đường lối phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, trong đó chú trọng các vấn đề liên quan đến tuổi trẻ và công tác thanh thiếu nhi là trách nhiệm với đất nước đồng thời cũng chính là quyền lợi của tuổi trẻ”.

Tổng biên tập Báo Tiền Phong Đoàn Công Huynh mở đầu diễn đàn.

Công tác ở Đài Truyền hình Việt Nam, MC Thụy Vân, Á hậu 2008, bày tỏ mối quan tâm phát huy nguồn nhân lực trẻ...

“Hằng năm, có nhiều cuộc thi tìm kiếm tài năng trẻ do T.Ư Đoàn tổ chức nhưng vấn đề khai thác nguồn nhân lực, tài năng trẻ ra sao vẫn bỏ ngỏ, tiếp tục tình trạng chảy máu chất xám, lãng phí nhân tài. Ở góc độ văn nghệ sĩ, chế độ đãi ngộ, cụ thể là lương tại các cơ quan (như hệ thống các nhà hát) trả cho nghệ sĩ rất thấp thì khó tránh khỏi ảnh hưởng đến chất lượng biểu diễn và việc đòi hỏi có những sản phẩm hay là rất khó”, ThụyVân nói.

Á hậu Thụy Vân
Á hậu Thụy Vân.

Nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến, báo Tiền Phong cho rằng các khâu từ phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và đãi ngộ, tôn vinh nhân tài đều chưa được cụ thể hóa bằng những văn bản pháp lý. Người trẻ vẫn chưa được tin tưởng, trọng dụng. Cán bộ trẻ tham gia cấp ủy tại nhiều địa phương đều không đạt tỷ lệ yêu cầu. ĐH Đảng bộ TP Hà Nội vừa kết thúc, chỉ có 2,8% cán bộ trẻ tham gia BCH khóa mới.

“Khi được xem xét giữ những chức vụ nhất định thì người cán bộ đã mất đi sự nhanh nhẹn của tuổi trẻ”, nhà báo Ngọc Tiến đề xuất ban hành bộ Luật về công tác cán bộ trẻ, phát triển, sử dụng nhân tài, trong đó có tài năng trẻ.

Quan tâm văn hóa

Dẫn lời Bác Hồ “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”, TS Bùi Hoài Sơn, Trưởng phòng Khoa học đào tạo và hợp tác quốc tế (Viện Văn hoá nghệ thuật VN) cho rằng đó là nhiệm vụ lớn và nặng nề đối với đội ngũ văn nghệ sĩ trực tiếp tham gia vào việc xây dựng nền văn hoá kết nối với đời sống xã hội, tiếp thu tinh hoa nhân loại.

Ca sĩ Minh Quân
Ca sĩ Minh Quân . Ảnh: Xuân Phú

“Chính vì thế, người làm nghệ thuật không thể ăn theo, thuyết minh cho cơ chế bao cấp và sự lười nhác mà phải không ngừng sáng tạo. Thực tế, người nghệ sĩ trên nhiều lĩnh vực nghệ thuật trở thành hình mẫu trong xã hội, đặc biệt với thanh thiếu niên. Vì thế, họ phải hết sức giữ gìn hình ảnh và chú trọng xây dựng hình tượng”, TS Sơn nói.

Ông Đào Đăng Hoàn, Phó cục trưởng Văn hóa nghệ thuật biểu diễn (Bộ VH-TT&DL) khẳng định văn hóa là động lực để phát triển kinh tế xã hội nhưng thể chế, chính sách cho văn nghệ sĩ có nhắc đến nhưng hết sức mờ nhạt. Ông Hoàn nói: “Nâng cao nhận thức cho người dân thì mới hướng đến hưởng thụ văn hóa cao được”.

Bên cạnh cá nhân nỗ lực gìn giữ hình ảnh, xây dựng hình tượng, ca sĩ Minh Quân (Đài Tiếng nói Việt Nam) đề nghị các cơ quan liên quan chung tay xây dựng hình ảnh, giá trị quốc gia thông qua các chuyến biểu diễn của văn nghệ sĩ ở nước ngoài.

Bí thư T.Ư Đoàn Dương Văn An cho biết, tất cả các ý kiến góp ý thông qua các cuộc tọa đàm được T.Ư Đoàn tổng hợp vào hệ thống văn bản gửi Ban soạn thảo các dự thảo văn kiện trình ĐH Đảng toàn quốc lần thứ XI.

Về lĩnh vực thể thao, Ths Phạm Quốc Toản, Bí thư Đoàn trường ĐH Sư phạm TDTT Hà Nội nêu thực tế cơ sở vật chất cho thể thao chỉ đáp ứng số ít, với phí khá cao. Thể thao quần chúng chưa hiệu quả và không đáp ứng được nhu cầu của đông đảo người dân. Anh Toản cho rằng ưu tiên phát triển thể thao quần chúng, cần thiết phải đưa phát triển phong trào này vào tiêu chí thi đua ở cấp làng, xã, đẩy mạnh các CLB sở thích... 

(Theo Tienphong Online)

  • Ổn định vĩ mô: Cần thông minh gỡ bỏ "vòng kim cô"
  • Báo Singapore “khích” Việt Nam thay đổi tư duy kinh tế
  • Cơ chế đặc thù nào cho Thủ đô?
  • Tranh giành bác sỹ
  • Quản lý giá thuốc: Yếu cơ chế hay yếu trách nhiệm?
  • Doanh nghiệp tiến thoái lưỡng nan
  • Việt Nam phải giải quyết các mất cân đối kinh tế vĩ mô
  • Năm 2011, kinh tế tăng trưởng 7 - 7,5%
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi