Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kích hoạt thương hiệu hậu sáp nhập

Mở rộng hay sáp nhập đều là những hình thức tác động đến việc thay đổi mô hình kinh doanh của bạn. Thương hiệu luôn đóng vai trò quan trọng trong bất cứ hình thức nào.

Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã có những tác động rõ rệt đến nền kinh tế trong nước. Cụ thể là tạo ra những biến động về môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp, từ môi trường nội bộ đến môi trường cạnh tranh bên ngoài. Đặc biệt là những tác động này đã đẩy một số doanh nghiệp bước vào xu hướng sáp nhập để tồn tại và phát triển.

Thách thức với doanh nghiệp mới

Hiện có những xu hướng như: Sáp nhập để lớn mạnh hơn (VinGroup); sáp nhập để nâng cao năng lực cạnh tranh (SCB, Đệ Nhất, Tín Nghĩa); sáp nhập để điều chỉnh mô hình kinh doanh (EVN Telecom)… Dù với bất cứ hình thức sáp nhập nào, những thách thức lớn hậu sáp nhập chính là: mô hình kinh doanh biến động, chiến lược kinh doanh thay đổi, một lực lượng nhân lực mới vào mang theo những hình thái văn hóa khác nhau, hệ giá trị của doanh nghiệp thay đổi…Vậy đâu là lời giải hữu dụng cho các doanh nghiệp trong thời điểm đầy thách thức và nhạy cảm như hiện nay?

Xây dựng thương hiệu ngay sau quá trình sáp nhập là việc làm cần thiết và có thể xem là bước đi chiến lược.

Việc tìm kiếm hay sáng tạo những hệ giá trị mới cho doanh nghiệp trong quá trình đổi mới - sáp nhập là một vấn đề không hề đơn giản, nhưng nó lại là yếu tố đóng vai trò thiết yếu trong việc "tái thiết" của doanh nghiệp. Những giá trị "cũ" nào giữ lại và tiếp tục được kế thừa, những giá trị mới nào phải bổ sung,… là một phần công việc nặng nhọc mà ban lãnh đạo doanh nghiệp phải tìm lời giải đáp.

Xây dựng thương hiệu nội bộ là một phần quan trọng trong quá trình xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp. Đồng thời, thông qua các công cụ truyền thông nội bộ, tái thiết một cách toàn diện nhận thức của nhân sự về hệ giá trị mới của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho toàn thể nhân sự cùng nhìn về một mục tiêu, cùng có chung một chí hướng, khi đó thương hiệu của doanh nghiệp mới thực sự có hiệu ứng tích cực.

Chìa khóa từ xây dựng thương hiệu nội bộ

Mục tiêu xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp trong giai đoạn hậu sáp nhập chính là củng cố hệ giá trị của doanh nghiệp, xây dựng một nền "văn hóa" nội bộ thống nhất và củng cố niềm tin cho cả đội ngũ nhân sự và người tiêu dùng (tạo những giá trị ảnh hưởng cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp). Mở rộng hay sáp nhập đều là những hoạt động tương tác đến mô hình phát triển kinh doanh. Một sự thật là "một doanh nghiệp thành công chưa chắc đã sở hữu một thương hiệu mạnh, nhưng chắc chắn phải sở hữu một mô hình kinh doanh hiệu quả". Tuy nhiên, vai trò của thương hiệu, đặc biệt là quá trình xây dựng thương hiệu nội bộ, có những tác động tích cực quan trọng trong việc xác định những hệ giá trị cho thương hiệu. Từ đó cho thấy rằng, việc xây dựng thương hiệu là đặc biệt quan trọng và cần thiết, đó là công việc của toàn bộ hệ thống chứ không của một cá nhân hay bộ phận nào của doanh nghiệp.
 
Hứa Tất Ðạt
CEO Left Brain Connectors

(Theo Doanh Nhân)

  • Câu chuyện lớn của năm 2012
  • Kinh tế 2012 qua góc nhìn doanh nhân, chuyên gia
  • Tăng hạng, nhưng vẫn dễ tổn thương
  • 1 và 99: khoảng cách có đáng sợ không?
  • Bức tranh đa sắc của truyền thông Việt năm 2011
  • Việt Nam: Mặt tích cực của suy thoái
  • Điểm nóng Kinh tế 2011: Những con số gây sốc
  • Tái cơ cấu: Ngân hàng mới là “kinh khủng”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi