Mười năm đã trôi qua kể từ khi bộ Luật doanh nghiệp đầu tiên thả lỏng cho khu vực tư nhân được ban hành, song chính phủ vẫn không hề tỏ ra kém ưu ái các doanh nghiệp nhà nước so với trước đây..
Thành phố Hồ Chí Minh một buổi sáng tháng Giêng oi ả. Nguyễn Đức Tài đang cầm trên tay số tiền thưởng cuối năm kha khá, anh dự định mua tặng vợ một chiếc điện thoại di động mới nhân dịp Tết nguyên đán.
Ở một đất nước mà thu nhập bình quân đầu người chỉ xấp xỉ 1.100 USD/năm, chiếc điện thoại là khoản đầu tư tương đối lớn. Do đó, Tài muốn có sự lựa chọn chính xác nhất cho 5 triệu đồng bỏ ra.
“Quả thực lúc đó tôi rất bối rối. Đã đi tới hai cửa hàng nhưng chẳng ai có thể chỉ cho tôi biết với số tiền đó, tôi có thể mua được những chiếc điện thoại nào. Họ lấy cho tôi xem một hai sản phẩm, nhưng chừng đó là không đủ. Nếu họ có thể giới thiệu 10 chiếc điện thoại cùng mức giá như vậy thì tôi đã quyết định được ngay.”
Khi đó, người đàn ông 35 tuổi lập tức nhận thấy cơ hội: “Tôi tự nhủ có điều gì đó không hợp lý: tôi có tiền và sẵn sàng chi trả, nhưng lại không thể tìm được thứ mình muốn. Có một khoảng trống trong lĩnh vực này và tôi có thể lấp vào đó, khách hàng sẽ ủng hộ tôi.”
Sáu năm sau, Tài trở thành giám đốc kiêm đồng sáng lập công ty Thế giới di động, nhà bán lẻ điện thoại di động lớn nhất Việt Nam – đại diện tiêu biểu cho những doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhờ đáp ứng nhu cầu của tầng lớp trung lưu ngày càng đông đảo ở đất nước gần 90 triệu dân này.
Hơn mười năm qua, từ trong tàn tích của chiến tranh, Việt Nam đã vươn lên mạnh mẽ chiếm một vai trò quan trọng trong nền công nghiệp châu Á, họ sản xuất mọi thứ từ giày dép cho đến linh kiện máy vi tính. Nền kinh tế một thời chỉ biết dựa vào những cánh đồng lúa hứng chịu bom rải thảm giờ đây có thể tự hào với các trung tâm mua sắm hào nhoáng và nhà cao tầng mọc khắp nơi. Đường phố ở đây đã trở nên chật chội với những chiếc xe hơi mang thương hiệu BMW và Roll Royce chen nhau bên cạnh vô số xe máy tay ga.
Từ khi người hàng xóm Trung Quốc bắt đầu chuyển đổi từ nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu sang xã hội tiêu dùng, Việt Nam cõ lẽ cũng hy vọng một cuộc chuyển mình như vậy. Những công ty như Thế giới di động sẽ là thành phần tiên phong của đất nước trên con đường này.
Tuy nhiên, trong những tháng gần đây, trở ngại liên tiếp xuất hiện phủ bóng đen lên quyết tâm của Việt Nam: lạm phát tăng cao, đồng tiền mất giá, thủ tục hành chính rườm rà, thâm hụt thương mại ngày càng trầm trọng và cơ sở hạ tầng yếu kém. Các nhà hoạch định chính sách sẽ phải đối mặt với nhiều lựa chọn trọng yếu cho vài năm tới, kết quả của nó có thể đưa Việt Nam trở thành ngôi sao mới nổi tiếp theo của thế giới hay nhấn chìm đất nước trong những khó khăn chồng chất về kinh tế.
Một trong những lựa chọn quan trọng đã được thực hiện khi các đại biểu Quốc hội thông qua mục tiêu tăng trưởng tiếp tục ở mức 7,5%/năm trong 5 năm tới. Đáng chú ý là những vấn đề khẩn cấp của Việt Nam không được đưa vào chương trình nghị sự chính thức của Quốc hội, mặc dù bình ổn kinh tế vĩ mô vẫn là một chủ đề nóng ở hậu trường.
Nhưng chẳng cần đến bất kỳ cải cách mạnh tay nào, khu vực tư nhân vẫn gây ấn tượng nhờ một số doanh nghiệp năng động với những người lãnh đạo được truyền cảm hứng từ nhiều tấm gương thành công ở Trung Quốc.
Thế giới di động là một ví dụ điển hình. Mặc cho nền kinh tế luôn gặp phải những vấn đề kinh niên, quy mô của công ty liên tục phát triển từ 7 lên tới hơn 70 cửa hàng sau ba năm với gần 4000 nhân viên. Doanh thu năm ngoái đạt mức tăng gấp đôi lên 150 triệu USD và theo kế hoạch sẽ tiếp tục gấp đôi trong năm nay. Lợi nhuận ròng năm 2010 của công ty đạt 5 triệu USD, và họ kỳ vọng con số đó sẽ gấp gần ba lần trong năm nay, đạt mốc 14 triệu USD. “Chúng tôi không quan tâm đến chính trị, chúng tôi chỉ chú ý tới khách hàng” - ông Tài vừa cười vừa nói.
Nhiều bài phỏng vấn với các lãnh đạo doanh nghiệp, các nhà đầu tư và chuyên gia phân tích độc lập đều cho rằng sự phát triển của Việt Nam đang đi theo con đường của Trung Quốc nhưng chậm hơn khoảng một thập kỷ. Những giám đốc trẻ và các nhà đầu tư nước ngoài hậu thuẫn cho họ đều thừa nhận một tiên đề: cái gì hiệu quả ở Trung Quốc thì cũng hiệu quả ở Việt Nam.
Chris Freund, thành viên quản lý của Mekong Capital – công ty có các quỹ đầu tư vào 21 doanh nghiệp Việt Nam, bao gồm cả Thế giới di động – nhận xét: “Về cơ bản Trung Quốc đang đi trước Việt Nam từ 5 đến 10 năm. Vì thế, đó là một chỉ báo tốt cho tương lai gần”
Nhiều dấu hiệu ban đầu cho thấy ý kiến của Freund là tương đối chính xác.
Hoàng Sơn
Theo Reuters// CafeF
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com