Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nỗ lực kiềm chế lạm phát

Từ tác động của việc tăng giá các mặt hàng thiết yếu như xăng, điện (từ ngày 1-3), các nhà quản lý và chuyên gia kinh tế lo ngại lạm phát năm 2010 có thể vượt mức trần 7%

Thị trường sau một cái Tết đắt đỏ lại đang phải đối mặt với áp lực tăng giá sau khi một số mặt hàng thiết yếu của nền kinh tế đều tăng khá mạnh. Liệu lạm phát năm nay có vượt trần chỉ tiêu 7%? Để thực hiện chỉ tiêu này, cần phải có những nỗ lực rất lớn.


Gần đây, sữa ngoại các loại đã tăng giá chóng mặt. Ảnh: H.THÚY

Khó giữ CPI

Ngay từ tháng 1-2010, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã bất ngờ tăng 1,36% khiến nhiều chuyên gia kinh tế đồng loạt cảnh báo nguy cơ lạm phát tăng cao trở lại. Tháng 2, giá cả thị trường biến động cao nhất trong năm. Bộ Tài chính cho biết sức mua và nhu cầu của người dân dịp Tết tăng đột biến, khu vực đô thị tăng từ 20% - 30%, nông thôn tăng 10% - 15%. Đặc biệt, một số loại rau xanh và thịt tăng từ 100% đến hơn 400%, giá tour du lịch xuất ngoại cũng tăng từ 30% - 50%. Các dịch vụ giữ xe và cửa hàng ăn uống cũng tăng từ 50% đến hơn 400% so với quy định. Tăng khủng khiếp nhất là cước vận tải vì nhiều doanh nghiệp phụ thu từ 40%-60% giá vé các tuyến chạy liên tỉnh.

Một chuyên gia của Cục Quản lý giá - Bộ Tài chính cho biết vài năm trở lại đây, quy luật giá cả đã bị phá vỡ do tác động của nhiều yếu tố nội tại và tác động từ bên ngoài. Thông thường, cả quý I là thời điểm “xài” đến 50% chỉ số CPI của cả năm. Năm nay, rất có thể cũng là năm phá quy luật khi chỉ tính riêng hai tháng đầu năm, CPI lên đến3,35% so với tháng 12 năm ngoái. Trong khi đó, đầu tháng 3-2010 sẽ tăng giá điện nên khó có thể hy vọng CPI tăng thấp hoặc giữ nguyên như mọi năm nên nguy cơ lạm phát tăng cao đang hiện hữu.

Lo lạm phát từ giữa năm

Cục trưởng Cục Quản lý giá - Bộ Tài chính, ông Nguyễn Tiến Thỏa, cho biết khi xây dựng chỉ tiêu lạm phát 7%, các chuyên gia đã tính toán đến các yếu tố tăng giá xăng, giá điện, yếu tố tăng lương cũng như xu hướng giá thế giới theo dự báo của các tổ chức kinh tế lớn. “Các chuyên gia cảnh báo khó giữ mục tiêu kiềm chế lạm phát ở mức 7% là có cơ sở. Chính phủ cần theo dõi sát sao diễn biến thị trường trong tháng 3 để kịp thời có biện pháp điều chỉnh linh hoạt”- ông Thỏa nói. Đó là việc thực hiện đồng bộ các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, giá, tài khóa, xuất nhập khẩu, chính sách thị trường. Nếu một trong các “mắt xích” này yếu, mục tiêu kiềm chế lạm phát không thể đạt được.

Ông Nguyễn Đức Thắng, Phó Vụ trưởng Vụ Thương mại – Dịch vụ - Giá cả (Tổng cục Thống kê), đánh giá: Theo quy luật chung, mức tăng 3,35% của CPI hai tháng đầu năm chưa đáng lo ngại, vì cũng là mức tương đương với giai đoạn 2003-2007, thời điểm chưa có lạm phát và suy thoái. Nguy cơ lạm phát cao nhiều khả năng sẽ xuất hiện vào giữa năm, khi bắt đầu đến độ trễ của việc nới lỏng chính sách tiền tệ của năm ngoái, cộng hưởng với mức tăng giá chung do kinh tế phục hồi rõ nét hơn. “Đây có thể là một diễn biến tăng CPI trái với quy luật hằng năm”- ông Thắng cảnh báo. Như vậy, việc kiềm chế lạm phát dưới hai con số vẫn có thể duy trì nhưng mục tiêu 7% rất khó đạt được.

Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) Nguyễn Tiến Thỏa:

Tăng giá điện làm CPI tăng thêm 0,16%

* Phóng viên: Thưa ông, mức giá điện tăng cụ thể đối với người tiêu dùng được Bộ Tài chính tính toán ra sao?

- Ông Nguyễn Tiến Thỏa: Giá bán điện bình quân hiện nay là 970,9 đồng/ KWh, theo mức tăng trung bình 6,8% đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý, giá mới áp dụng từ ngày 1-3 là khoảng 1.037 đồng/KWh. Hiện Bộ Tài chính và Bộ Công Thương đang tính toán mức tăng giá cụ thể cho từng đối tượng tiêu dùng điện. Nguyên tắc là vẫn thực hiện quan điểm nhất quán của Nhà nước tiếp tục hỗ trợ cho các đối tượng nghèo, người có thu nhập thấp. Theo tính toán, các đối tượng thuộc diện cần hỗ trợ chiếm khoảng 70% dân số. Do đó, chúng tôi dự tính đối với điện sinh hoạt, các hộ tiêu thụ ở bậc thang đầu tiên (50 KWh đầu tiên) có khả năng không tăng giá hoặc chỉ tăng rất thấp. Các hộtiêu thụ ở bậc thang thứ hai (KWh 51- KWh 100) dự tính tăng bằng giá thành của điện, cùng lắm cũng chỉ tăng thấp hơn mức bình quân. Điện cho sản xuất, điện cho dịch vụ, đơn vị hành chính sự nghiệp sẽ tăng cao hơn.

* Tác động của các mức giá cụ thể đến các đối tượng tiêu dùng điện ở mức nào?

- Theo tính toán của Bộ Tài chính, tăng giá điện sẽ tác động đến CPI ngay ở vòng quay thứ nhất là làm tăng thêm 0,16%. Đối với các ngành sản xuất lớn sử dụng điện, giá thành sản phẩm của sản phẩm và dịch vụ dự kiến tăng khoảng 0,09% - 2,28%. Đối với điện sinh hoạt, nếu tăng giá ngay từ đối tượng khách hàng chỉ sử dụng điện trong bậc thang đầu tiên thì mỗi hộ phải đóng thêm khoảng 5.000 đồng/tháng. Các hộ sử dụng bậc thang thứ hai đóng thêm khoảng 8.000 đồng/tháng.

T.Hà thực hiện

 

CPI tháng 2 tăng cao nhất từ tháng 7-2008

Tổng cục Thống kê công bố CPI tháng 2 là 1,96% so với tháng 1. Đây cũng là mức tăng cao nhất kể từ tháng 7-2008.

Mức tăng cao nhất trong rổ hàng hóa thuộc về nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống, tăng 3,09%. Trong đó, lương thực tăng 2,94%; thực phẩm tăng 3,46% và ăn uống ngoài gia đình tăng 2,06%. Tiếp theo là nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 2,27%; nhóm hàng hóa, dịch vụ khác tăng 2,52%; nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 1,39%. Nhóm giao thông tăng 1,45% do ảnh hưởng của việc tăng giá xăng vào giữa tháng 1. Nhóm hàng hóa duy nhất giảm giá là bưu chính viễn thông, giảm 1,23%.Chỉ số giá vàng giảm 2,03% so với tháng trước. Chỉ số giá USD tăng 0,33%.

(Theo Phương Anh // Nguoilaodong Online)

  • Việt Nam hướng tới kinh tế thị trường với tốc độ cao nhất
  • Để đảo chiều đi của hạt muối
  • Tăng giá điện 2010: Tác động có thể lớn hơn dự báo
  • Hạn chế tối đa yếu tố phát sinh lạm phát
  • WB tin tưởng sự phát triển bền vững của Việt Nam
  • Đến năm 2011 phủ kín quy hoạch xây dựng nông thôn trên cả nước
  • Yên Bái: Vì đâu đàn bò có xu hướng giảm?
  • Đón cơ hội xuất khẩu rau quả
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi