Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nông nghiệp có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hoá

Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước.

Chuyên gia kinh tế, Tiến sĩ Cao Sĩ Kiêm, đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đã nhấn mạnh luận điểm này khi đề cập tới việc phát triển nông nghiệp làm nền tảng bền vững để phát triển kinh tế.

Tiến sĩ Cao Sĩ Kiêm nhấn mạnh có ba việc cần phải làm ngay. Một là phải tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng kể cả chế biến, giao thông, thủy lợi... Hai là phải tập trung vào lĩnh vực chế biến, đặc biệt là chế biến nông sản thực phẩm để tạo nên một giá trị gia tăng cao, tạo nên thu nhập và lợi nhuận cao cho nông dân. Thứ ba, rất quan trọng là phải tạo cho người nông dân có một cái nghề để phục vụ lại cho cải thiện kỹ thuật lao động, rồi trang bị nghề quản lý, nghề kinh doanh để người nông dân có khả năng tiếp thu, tiếp cận với thị trường, công nghệ mới và những tiến bộ khoa học kỹ thuật phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

Khi chúng ta đã tạo ra và khai thác được sức mạnh của nông nghiệp, nông dân, nông thôn thì sẽ tạo ra được nguồn lực, sẽ gắn kết chặt chẽ "bốn nhà" gồm nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nước và phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ ở khu vực nông thôn.

Từ sản xuất, chế biến, tạo ra sản phẩm, rồi tạo ra hệ thống lưu thông phân phối thì dứt khoát sẽ tạo ra được công ăn việc làm và nguồn thu nhập cho nông dân, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho họ.

Tiến sĩ Cao Sĩ Kiêm cho rằng, phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân phải phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng lĩnh vực, đồng thời khai thác tốt các điều kiện thuận lợi trong hội nhập kinh tế quốc tế cho phát triển lực lượng sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn.

Bên cạnh đó, cần tăng mạnh đầu tư của Nhà nước và xã hội, ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến cho nông nghiệp, nông thôn, qua đó phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí nông dân.

Phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và cải thiện đời sống nông dân là một chủ trương lâu dài, có tính chất bền vững cho việc phát triển kinh tế xã hội của đất nước chúng ta. Cho nên phải có lộ trình, chu kỳ cụ thể và mang tính dài hơi để thực hiện.

Cái này không phải một năm, hai năm mà có thể làm được mà phải tính đến khoảng 1, 2 nhiệm kỳ thì chúng ta mới có thể cơ bản giải quyết được.

Chính sách hiện tại cũng như cho những năm sau, phải dành một số lượng vốn nhất định để phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nông dân là cần thiết, thường xuyên và phải làm tiếp tục ngay từ năm 2011 sắp tới thì trong tương lai, chúng ta mới có một nền nông nghiệp, nông thôn phát triển theo chủ trương Nghị quyết Trung ương 7.

(tamnhin)

  • Hoạt động quản lý nhà nước trong tháng 10/2010 và những biện pháp thực hiện trong tháng tới
  • Việt Nam cần thành lập Cục Dầu khí
  • Quản lý các tập đoàn kinh tế nhà nước thế nào?
  • Kinh tế phục hồi, đang trên đà phát triển
  • Chuyên gia IMF "mổ xẻ" sự mất giá của tiền đồng (phần 1)
  • Kinh tế Việt Nam: Khoảng trống trong giám sát Tập đoàn kinh tế
  • Đến năm 2020, 100% cư dân đô thị được cấp nước sạch
  • Kỳ vọng đổi mới toàn diện
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi