Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Việt Nam cần thành lập Cục Dầu khí

Ngân hàng Thế giới (WB) khuyến nghị Việt Nam cần thành lập Cục Dầu khí riêng biệt với tư cách là cơ quan điều tiết khí thượng nguồn để phù hợp với hướng đi của các nước sản xuất dầu khí hàng đầu theo định hướng thị trường.

Đây là khuyến nghị quan trọng được các chuyên gia Ngân hàng Thế giới WB đưa ra trong Báo cáo cuối cùng về Khung phát triển ngành khí Việt Nam vừa được công bố.

Theo WB, với mục tiêu tăng gấp 3 lần tỷ trọng sử dụng khí vào 2015 cũng như định hướng phát triển thị trường khí, Việt Nam cần nghiên cứu xây dựng Cục Dầu khí trực thuộc Bộ Công Thương với nhiệm vụ quản lý sự phát triển ngành dầu khí, sử dụng khai thác tài nguyên thiên nhiên hợp lý và điều phối hoạt động hoạt động dầu khí thượng nguồn như:

1. Đánh giá tài nguồn tài nguyên
2. Xác định các lô khí sẵn sàng cho các doanh nghiệp nhà nước hoặc tư nhân phát triển
3. Lựa chọn các nhà thầu để phát triển các lô khí
4. Giám sát hoạt động của các nhà thầu từ những khảo sát địa lý ban đầu đến hoạt động của các cơ sở khai thác.

WB cũng cho rằng: Chức năng điều tiết thượng nguồn không nên để Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đảm nhiệm bởi Tập đoàn này sẽ không thể điều tiết chính bản thân mình hoặc đối thủ cạnh tranh. Hơn nữa, việc tách chức năng điều tiết thượng nguồn sẽ giúp PVN tập trung cao độ mọi nguồn lực về tài chính, con người để thực hiện thành công các hoạt động thương mại và đầu tư vì lợi ích quốc gia.

Từ kinh nghiệm phát triển của các quốc gia dầu khí lớn trên thế giới và trong khu vực, WB đã đề xuất 3 phương án tổ chức cho Cục Dầu khí trong tương lai. Theo đó, Cục dầu khí sẽ được tổ chức: Theo trách nhiệm chuyên môn như ở Canada (kế toán, kinh tế, kỹ thuật, môi trường, pháp luật...); theo chức năng điều tiết với khoảng kiểm soát hẹp và tổ chức được phân lớp (quản lý nguồn tài nguyên dầu khí, điều tiết những bên đã được trao quyền tiếp cận các nguồn tài nguyên); tổ chức theo khâu trong chuỗi hoạt động trong quản lý nguồn tài nguyên dầu khí như ở Anh và Na Uy (thăm dò, phát triển, sản xuất, rời bỏ).

(tamnhin)

  • Quản lý các tập đoàn kinh tế nhà nước thế nào?
  • Kinh tế phục hồi, đang trên đà phát triển
  • Chuyên gia IMF "mổ xẻ" sự mất giá của tiền đồng (phần 1)
  • Kinh tế Việt Nam: Khoảng trống trong giám sát Tập đoàn kinh tế
  • Đến năm 2020, 100% cư dân đô thị được cấp nước sạch
  • Kỳ vọng đổi mới toàn diện
  • Không dễ “sắm” đời công nhân!
  • Kẻ khổng lồ bên cạnh ta: Chiến lược "từ trên xuống" của Trung Quốc có thể thay đổi?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi