Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phát triển công nghiệp gây áp lực tài nguyên đất

Ảnh chỉ mang tính minh họa. (Nguồn: Internet)
Tình trạng quy hoạch và phát triển các khu công nghiệp "quá nóng" tại nhiều địa phương hiện nay đang gây áp lực lên tài nguyên đất.

Tính đến thời điểm này, tổng diện tích đất dành cho khu, cụm công nghiệp trong cả nước đã lên tới 96.000ha, tăng 73.000ha so với năm 2000, tập trung chủ yếu ở vùng Đông Nam Bộ và vùng đồng bằng sông Hồng, song tỷ lệ lấp đầy chỉ đạt gần 50%.

Theo đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường, việc quy hoạch và phát triển các khu công nghiệp ở một số địa phương thời gian qua còn dàn trải, thiếu sự thống nhất trên quy mô liên vùng, liên tỉnh; chưa xem xét đồng bộ với quy hoạch phát triển đô thị, khu dân cư nông thôn, hạ tầng kinh tế-xã hội.

Đặc biệt, không ít địa phương đã đề nghị quy hoạch quá nhiều khu, cụm công nghiệp không phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội, khả năng và nhu cầu phát triển thực tế, dẫn đến thực trạng phát triển công nghiệp "quá nóng" gây áp lực lên tài nguyên đất.

Nhiều khu đã tiến hành san lấp mặt bằng nhiều năm, nhưng khả năng thu hút đầu tư kém nên tiến độ thực hiện còn chậm, đất đai bị bỏ hoang, đơn cử như ở tỉnh Hưng Yên, Đồng Nai, Long An, Bình Dương và thành phố Hà Nội, Hải Phòng...

Bên cạnh đó, việc phát triển nhanh các khu công nghiệp cũng tạo sức ép không nhỏ đến môi trường. Trong số các khu, cụm công nghiệp đã thành lập và đi vào hoạt động, chỉ có 43% số khu có trạm xử lý nước thải, 57% số khu còn lại chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung với lượng nước thải trên 1 triệu m3/ngày.

Trong thực tế, 70% nước thải từ các khu công nghiệp xả thẳng ra các nguồn tiếp nhận không qua xử lý đã gây ra ô nhiễm nguồn nước mặt, ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống cộng đồng xung quanh và tác động xấu lên hệ sinh thái nông nghiệp và thủy sinh.

Để hạn chế những bất cập trong quy hoạch và sử dụng đất phát triển công nghiệp, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tiến hành rà soát, đánh giá lại một cách toàn diện thực trạng sử dụng đất và môi trường trong các khu, cụm công nghiệp hiện nay, qua đó làm cơ sở điều chỉnh các khu, cụm công nghiệp theo hướng đảm bảo tính liên vùng, liên tỉnh trong cả nước.

Đối với các địa phương đã phát triển khu công nghiệp, việc thành lập mới, mở rộng chỉ được thực hiện khi đã cho thuê ít nhất là 60% tổng diện tích đất hiện có và xây dựng xong công trình xử lý nước thải tập trung./.

Văn Hào (TTXVN/Vietnam+)

  • Bàn tròn kinh tế: IMF, WB "can" Việt Nam đánh đổi ổn định lấy tăng trưởng
  • Đường Hồ Chí Minh thiếu hơn 80% vốn
  • Ngộ nhận do bệnh thành tích
  • Phòng chống lũ lụt ở miền Trung: Cần giải pháp quy hoạch tổng thể
  • Kẻ khổng lồ bên cạnh ta: Trung Quốc coi trọng phát triển hệ thống Think Tank
  • Bauxite và Vinashin
  • Quyền lợi của dân còn xa
  • Đẩy nhanh rà soát, điều tra cơ bản tài nguyên biển
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi