Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Sản xuất công nghiệp tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2009

Theo đánh giá của Bộ Công Thương, giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành tháng 7 ước đạt 59,1 nghìn tỷ đồng, tăng 2,3% so với tháng 6 và tăng 7,6% so với tháng 7/2008 (Riêng các doanh nghiệp thuộc Bộ Công Thương tăng 0,6% so với tháng 6 và tăng 13,0% so với tháng 7/2008). Tính chung 7 tháng ước đạt 382,7 nghìn tỷ đồng, tăng 5,1% so với cùng kỳ.

Trong đó: khu vực kinh tế trung ương tăng 3,0% (Riêng giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp thuộc Bộ tăng 3,1%); khu vực kinh tế địa phương giảm 3,9%; khu vực kinh tế ngoài nhà nước có tốc độ tăng cao nhất 7,4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 5,3%, trong đó ngành dầu khí có tốc độ tăng là 13,5%. Như vậy, kể từ tháng 5/2009, sản xuất liên tục tăng sau nhiều tháng giảm nhẹ.

Trong tháng 7/2009, nhiều doanh nghiệp thuộc Bộ Công Thương có tăng trưởng so với tháng 6 và so với cùng kỳ năm trước, gồm: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (tăng 0,3% so với tháng 6 và tăng 15,1% so với cùng kỳ năm trước); Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (1,3% và 5,9%); Tổng công ty Thép Việt Nam (27,6% và 81,3%); Tổng công ty Máy động lực và máy nông nghiệp (1,8% và 31,1%); Tổng công ty cổ phần Điện tử và Tin học Việt Nam (5,2% và 52,7%); Tập đoàn Dệt may Việt Nam (2,8% và 47,1%); Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (7,7% và 11,4%); Công ty Dầu thực vật - Hương liệu - Mỹ phẩm Việt Nam (19,7% và 15,3%)... Tính chung 7 tháng, một số đơn vị đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn so với tăng trưởng bình quân của toàn ngành (5,1%) như: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (tăng 9,0%); Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (6,7%); Tổng công ty Máy động lực và máy nông nghiệp (10,8%); Tổng công ty Máy và thiết bị công nghiệp (18,6%); Tổng công ty cổ phần Điện tử và Tin học Việt Nam (11,7%); Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam (9,2%); Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (27,1%); Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (15,8%); Công ty Cổ phần Nhựa Việt Nam (6,5%)...

Sản xuất công nghiệp của nhiều tỉnh, thành phố công nghiệp trọng điểm tháng 7/2009 tiếp tục ổn định và duy trì được mức tăng trưởng so với tháng 6 và so cùng kỳ như: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Đà Nẵng, Khánh Hoà, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Cần Thơ.... nên tính chung 7 tháng đều tăng trưởng so với cùng kỳ, một số đạt trên mức tăng bình quân công nghiệp cả nước (5,1%) như: Hải Phòng (tăng 6,8%), Quảng Ninh (11,5%), Thanh Hoá (8,1%), Khánh Hoà (7,0%), Bình Dương (6,5%) Đồng Nai (7,3%), Bà Rịa - Vũng Tàu (10,5%), Cần Thơ (7,9%)... Riêng thành phố Hà Nội chỉ đạt bằng mức chung của toàn quốc (5,1%) do khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng trưởng thấp (2,3%); thành phố Hồ Chí Minh đạt thấp hơn (4,6%) chủ yếu do khu vực kinh tế trung ương giảm 3,2%.

Về các sản phẩm công nghiệp chủ yếu, trong tháng 7/2009, nhiều sản phẩm công nghiệp thiết yếu phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng có giá trị cao tiếp tục sản xuất ổn định, duy trì được tốc độ tăng trưởng so với tháng 6 và so với cùng kỳ như: điện sản xuất, dầu thô, khí hoá lỏng, tủ lạnh tủ đá, máy giặt, xe tải các loại, vải các loại, dầu thực vật, xi măng.... nên tính chung 7 tháng đạt tốc độ tăng trưởng khá so với cùng kỳ năm trước, như: điện sản xuất tăng 9,6% (trong đó, điện thương phẩm tăng 8,3%), dầu thô 18,1%, khí đốt 9,2%, thép tròn các loại 19,6%, điều hoà nhiệt độ 56,7%, tủ lạnh tủ đá 20,8%, phân đạm urê 4,5%, xà phòng giặt các loại 9,9%, thuốc lá 13,5%, xi măng 23,6%...

(Vinanet)

  • Kích cầu cần cả hai phía
  • Kinh tế 6 tháng: Phía sau con số tăng trưởng GDP
  • Kinh tế năm 2009: Tiềm ẩn nhiều rủi ro
  • Hiệu quả gói kích cầu còn khiêm tốn
  • Nhiều doanh nghiệp Nhà nước “sống” bằng vốn vay
  • Standard Chartered dự báo kinh tế Việt Nam năm 2009
  • Kích cầu đầu tư, tiêu dùng và kiềm chế lạm phát: Mục tiêu “2 trong 1”
  • Gia tăng báo động về an ninh lương thực
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi