Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tăng trưởng kinh tế: Ba tín hiệu đáng lưu ý đầu năm

Giá tiêu dùng tháng 1 (tính từ 15/12/2008 - 15/1/2009), tuy là tháng có nhu cầu tiêu dùng cao gấp nhiều lần các tháng khác trong năm, nhưng chỉ tăng 0,32%, và là một trong hai tháng tăng thấp nhất từ trước tới nay - Ảnh: AP.

Năm 2009 đã qua được một tháng. Từ tháng khởi đầu này đã xuất hiện một số tín hiệu đáng lưu ý đối với các nhà hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô, các nhà quản lý điều hành vi mô.

Tín hiệu trước hết là, giá tiêu dùng tăng thấp.

Sau khi giảm liền 3 tháng cuối năm 2008 - hiện tượng chưa từng xảy ra, tháng 1/2009 giá tiêu dùng lại xuất hiện một sự lạ nữa.

Đó là giá tiêu dùng tháng 1 (tính từ 15/12/2008 - 15/1/2009), tuy là tháng có nhu cầu tiêu dùng cao gấp nhiều lần các tháng khác trong năm, nhưng chỉ tăng 0,32%, và là một trong hai tháng tăng thấp nhất từ trước tới nay.

Những mặt hàng thường tăng giá cao nhất trong các năm trước như hàng ăn và dịch vụ ăn uống trong tháng đầu năm nay chỉ tăng nhẹ (trong đó lương thực còn giảm), phương tiện đi lại và bưu điện giảm mạnh.

Có thể dự báo giá tiêu dùng tháng 2 cũng chỉ tăng nhẹ và có thể lặp lại việc giảm giá từ tháng 3 của hàng chục năm từ 2007 trở về trước.

Đây là tín hiệu của việc tăng thấp của giá tiêu dùng trong cả năm. Số liệu thống kê lịch sử cách đây mười năm đã cho thấy, do tác động của cuộc khủng hoảng khu vực, giá tiêu dùng tăng cao vào năm 1997, 1998 đã tăng thấp trong mấy năm liền từ 1998 - 2001.

Tín hiệu thứ hai là, nhập siêu thấp cả về quy mô tuyệt đối, cả về tỷ lệ nhập siêu.

Tháng 1 xuất khẩu chỉ đạt 3,8 tỷ USD, thấp hơn nhiều so với tháng 1 và tháng 12 năm trước, trong đó dầu thô 424 triệu USD, dệt may 550 triệu USD, giày dép 350 triệu USD.

Nguyên nhân một phần do có một số ngày nghỉ Tết, do đầu năm việc triển khai ký kết, thực hiện hợp đồng mới bắt đầu và một phần quan trọng do xuất khẩu gặp những khó khăn về thị trường, về giá cả, về thanh toán, về nguồn hàng.

Nhập khẩu cũng ở mức thấp (4,1 tỷ USD), một phần do nhu cầu nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu cho sản xuất và hàng hóa cho tiêu dùng thấp, giá nhập khẩu giảm so với các tháng trước.

Vì vậy, nhập siêu tháng đầu năm chỉ ở mức 300 triệu USD, thấp nhất từ tháng 10/2008 đến nay.

Tỷ lệ nhập siêu so với xuất khẩu chỉ vào khoảng 7,9%. Từ các số liệu này, có thể dự báo khả năng xuất khẩu, nhập khẩu và nhập siêu cả năm 2009 có thể ở mức thấp; tình hình có thể lặp lại như năm 1999, xu hướng tương tự.

Tín hiệu này cảnh báo năm 2009 sẽ là năm rất khó khăn đối với xuất khẩu cả về quy mô và tốc độ tăng.

Tín hiệu thứ ba là, việc đi lại, tàu xe tuy vẫn đông và ách tắc hơn ngày thường, nhưng đã giảm so với các Tết trước.

Có nhiều yếu tố tác động, nhưng có một yếu tố khá quan trọng là có khá nhiều lao động ở các khu đô thị, khu công nghiệp hoặc là không về quê hoặc về nhưng chưa hoặc không trở lại.

Tình hình trên cảnh báo hai điều. Một là, tăng trưởng sản xuất, kinh doanh sẽ gặp khó khăn, do đó tăng trưởng kinh tế sẽ khó đạt được mục tiêu đề ra. Hai là, lao động việc làm đang nổi lên là vấn đề nổi cộm cần được giải quyết.

( Theo báo điện tử VnEconomy )

  • Đã qua rồi một thời đổi mới!
  • Một năm của những tin đồn
  • Tìm cơ hội trong thách thức
  • Kinh tế năm mới: “Dứt khoát với những nếp cũ”
  • Việt Nam tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh
  • Lợi thế Việt Nam: Định vị và hành động
  • Các Bộ, ngành phối hợp chặt chẽ đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế
  • Bảo vệ sản xuất trong nước một cách hợp lý
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi