Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thưởng Tết Nhâm Thìn sẽ giảm mạnh?

picture
Năm nay, khó có mức thưởng lên đến mấy trăm triệu như năm ngoái.

Cho đến thời điểm này, gần như chưa có doanh nghiệp nào đưa ra mức thưởng cụ thể dịp Tết Nguyên đán Nhâm Thìn sắp tới. Tuy nhiên, quan điểm từ nhiều lãnh đạo doanh nghiệp và cơ quan quản lý cho thấy những tín hiệu không mấy lạc quan.

Sẽ giảm mạnh

Tết Tân Mão vừa qua, mặc dù tình hình sản xuất, kinh doanh đã gặp không ít khó khăn song nhiều doanh nghiệp vẫn chi khá “mạnh tay” cho dịp thưởng Tết.  Đặc biệt là khu vực Tp.HCM, một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã chi thưởng với mức "khủng" lên đến 532 triệu đồng. Một doanh nghiệp trong nước có mức thưởng thấp hơn cũng trên 300 triệu đồng.

Tuy nhiên, Tết Nhâm Thìn sắp tới, tình hình được dự báo là năm khó khăn nhất của doanh nghiệp từ trước đến nay, nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, thậm chí là giải thể. Câu chuyện thưởng Tết được nhận định giảm mạnh và là mối lo của không ít doanh nghiệp.

Liên hệ với doanh nghiệp tại thời điểm này phần lớn đều nhận được câu trả lời “chúng tôi đang lo chạy tiền trả nợ, đáo hạn ngân hàng, chưa có tâm trí bàn chuyện lương thưởng”.

Trao đổi với VnEconomy, Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, ông Phạm Minh Huân cho rằng, hiện còn quá sớm để nói đến chuyện thưởng Tết, nhất là với một năm doanh nghiệp cực kỳ khó khăn. Tuy nhiên, ông Huân đã đưa ra nhận định, so với năm ngoái, chắc chắn thưởng Tết năm nay sẽ giảm. Với cán bộ quản lý, khó có mức thưởng lên đến mấy trăm triệu như năm ngoái.

Một cán bộ của Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam – Tín Nghĩa cũng cho biết, năm ngoái mỗi cán bộ thuộc ngân hàng này được thưởng ít nhất 5 tháng lương. Như vậy, với cấp quản lý hạng trung  là trưởng, phó phòng, mức tiền thưởng cũng lên đến hàng trăm triệu đồng; còn đối với nhân viên, 5 tháng lương của họ cũng trên dưới 50 triệu đồng.

Nhưng năm nay, theo cán bộ này, tình hình khó ở cả hệ thống ngân hàng nói chung, vì thế mức tiền thưởng chắc chắn là giảm mạnh, có thể chỉ bằng một nửa năm ngoái.

Chủ yếu là tháng lương thứ 13

Ông Trần Văn Long, Giám đốc Công ty Truyền thông du lịch Việt cho biết tình hình làm ăn khó khăn kéo dài mấy năm qua vẫn chưa chấm dứt trong năm nay. Tuy nhiên tết Nguyên đán là dịp Tết cổ truyền của dân tộc nên công ty ông vẫn dự định thưởng một tháng lương cho nhân viên làm việc từ một năm trở lên.

Đây cũng là mức mà nhiều doanh nghiệp đã đưa ra khi được hỏi về vấn đề này.

Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, phó giám đốc một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất chế biến thực phẩm thì mức thưởng Tết năm nay khó vượt qua thông lệ “tháng lương thứ 13” bởi trong năm doanh nghiệp đã phải điều chỉnh tiền lương đến hai lần.

Còn một cán bộ công đoàn ngành giao thông vận tải đã chia sẻ câu chuyện lương thưởng cuối năm chính từ những khó khăn của ngành trong năm và cho biết, không chỉ tiền thưởng  mà nhiều chế độ khác cho công nhân ngành này trong năm cũng đã sụt giảm. Thậm chí, không ít công nhân đã bị thất nghiệp do nhiều nhà thầu xây dựng đang trong tình cảnh không có việc làm.

Theo thống kê của công đoàn ngành giao thông vận tải, chỉ tính đến hết tháng 8/2011, trong 15 tổng công ty của ngành này đã có tới 6.585 lao động không có việc làm và 12.160 lao động phải nghỉ việc luân phiên; tổng số tiền lương các đơn vị thuộc ngành giao thông còn nợ lao động là 225,998 tỉ đồng và nợ hơn 302,961 tỉ đồng tiền bảo hiểm xã hội. “Như vậy, để lo được tháng lương 13 cho anh em có Tết đã khó, chưa nói đến chuyện thưởng cao hay thấp”, vị này phát biểu.

Trong khi đó, từ góc độ cơ quan quản lý, bà Đỗ Thị Xanh, Trưởng phòng Lao động tiền lương, Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Ninh nói rằng, Luật Lao động không bắt buộc doanh nghiệp phải thưởng Tết, việc thưởng Tết căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hằng năm của doanh nghiệp và mức độ hoàn thành công việc của người lao động. Trong trường hợp doanh nghiệp làm ăn lỗ doanh nghiệp có quyền không thưởng.

Ngoài ra, theo quy định hiện hành, doanh nghiệp có quyền tự quyết định lương thưởng. Vì thế, cơ quan quản lý chỉ có thể động viên chứ không thể can thiệp nếu doanh nghiệp thực hiện đúng pháp luật lao động, dù doanh nghiệp không có thưởng Tết.

Cũng theo bà Xanh, năm nay chắc phần lớn doanh nghiệp chỉ thực hiện chế độ thưởng để động viên công nhân khi tết đến, xuân về bằng tháng lương thứ 13.

(Theo Vneconomy)

  • TS. Alan Phan: Cơ hội đột phá của kinh tế Việt Nam
  • Kinh tế Âu - Mỹ hỗn loạn: Việt Nam sẽ ra sao?
  • “Cơn nghiện” đầu tư công đã có cách chữa?
  • Việt Nam: Ba trở ngại với môi trường kinh doanh
  • Dự báo 2012: khó
  • Một cách nhìn khác về đầu tư công
  • Khó khăn kinh tế và lạm phát “níu áo” tiêu dùng
  • Việt Nam qua các chỉ số đánh giá quốc tế: Trí tuệ khá, năng lực trung bình, mức độ trong sạch thấp
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi