Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tiềm năng sa khoáng vùng Ninh Thuận, Bình Thuận và Bắc Bà Rịa-Vũng Tàu

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính cân đối, bố trí đủ kinh phí để Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện và hoàn thành Đề án "Điều tra, đánh giá tiềm năng sa khoáng titan-zircon trong tầng cát đỏ vùng Ninh Thuận, Bình Thuận và Bắc Bà Rịa -Vũng Tàu" trong năm 2010.

Khoan thăm dò khoáng sản titan tại Bình Thuận - Ảnh Chinhphu.vn

Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Bình Thuật rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư trên mặt, cấp thiết, cần phải triển khai ngay, thuộc loại dự án giao đất, hoặc thuê đất có thời hạn, đã được phê duyệt, xác định ranh giới diện tích của các dự án này, trên diện tích tổng thể của đề án điều tra titan-zircon trong tầng cát đỏ, xác định trữ lượng titan-zircon ở dưới sâu các dự án, đề xuất giải pháp xử lý, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Giữ nguyên rừng đặc dụng, phòng hộ, khu bảo tồn thiên nhiên

Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng, giữ nguyên diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, khu bảo tồn thiên nhiên. Khoanh định, quy hoạch diện tích chứa quặng titan-zircon nằm sâu tại các khu vực rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, khu bảo tồn thiên thiên, báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các khu vực dự trữ tài nguyên khoáng sản quốc gia.

UBND tỉnh Bình Thuận rà soát các doanh nghiệp đã được cấp phép khai thác titan trong tầng cát xám, hướng dẫn doanh nghiệp thăm dò, lập hồ sơ cấp phép khai thác titan-zircon trong tầng cát đỏ theo quy định. Giám sát chặt chẽ việc khai thác titan-zircon với bảo vệ cảnh quan, môi trường, sinh thái.

Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh Bình Thuận cập nhật kết quả điều tra mới nhất về quặng titan trong tầng cát đỏ để điều chỉnh, bổ sung vào quy hoạch chung về thăm dò, khai thác và chế biến sử dụng quặng titan của Việt Nam, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước tháng 4/2011.

Được biết, titan và các hợp chất titan được sử dụng nhiều trong nền kinh tế quốc dân. Hợp kim titan có tỷ trọng thấp, độ bền chống mài mòn tốt, nhiệt độ nóng chảy cao và độ dai cao ở nhiệt độ khoảng 600 độ C, trở thành vật liệu quan trọng không thể thiếu đối với ngành hàng không - vũ trụ, vỏ tàu biển; các chi tiết, các khâu quan trọng của máy móc chịu lực, chịu nhiệt và sẽ thay thế dần các hợp kim thép không rỉ.

Bột zircon có giá trị kinh tế rất cao, thường được dùng trong công nghiệp men sứ, luyện kim, điện tử và hóa chất.

Dự báo, trong thập kỷ tới nhu cầu đối với 2 sản phẩm này sẽ gia tăng ở mức 2-2,5%/năm.

Cũng theo kết quả khảo sát địa chất mới nhất, Bình Thuận có tiềm năng lớn về tài nguyên titan trong tầng cát đỏ và đang được Bộ Tài nguyên và Môi trường tiến hành điều tra, đánh giá trữ lượng làm cơ sở hình thành ngành kinh tế khai khoáng quặng titan.

Tại tỉnh Bình Thuận, hiện có 6 đơn vị được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép thăm dò với tổng diện tích gần 1900 ha, trữ lượng theo đề án gần 4 triệu tấn.

(Theo Nam Anh // Tin Chính phủ // Văn bản số 157/TB-VPCP)

  • Năm 2011, lấy lại đà tăng trưởng của nền kinh tế
  • Bàn thêm về khoảng cách giàu nghèo ở Việt Nam
  • Việt Nam "bước lên" vị trí 71 trong bảng xếp hạng về chỉ số thúc đẩy thương mại
  • WB dự báo: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng 7%
  • WB khuyến cáo nguy cơ 'nhóm lợi ích' của siêu dự án
  • Quy hoạch Thủ đô: “Thấy khó mà không làm thì càng nguy hiểm”
  • Vì sao trung tâm hành chính quốc gia phải lên tận Ba Vì?
  • Quy hoạch Thủ đô: Đề phòng tác động của nhóm lợi ích
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com