Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bàn thêm về khoảng cách giàu nghèo ở Việt Nam

Khoảng cách giàu - nghèo không phải chỉ là một chỉ tiêu kinh tế. Nó còn phản ánh sự gắn kết xã hội và là một thể hiện của sự bình đẳng trong xã hội. Khoảng cách giàu - nghèo ắt sẽ nảy sinh. Nhưng sự bền vững của phát triển ở tất cả các nước, và hơn thế nữa định hướng xã hội chủ nghĩa, không chấp nhận khoảng cách giàu - nghèo đi vào phân cực quá một ngưỡng cho phép.

Báo cáo bổ sung tình hình kinh tế - xã hội năm 2009 và triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2010 của Chính phủ, cũng như báo cáo thẩm tra đánh giá bổ sung của Ủy ban Kinh tế tại kỳ họp thứ 7 của Quốc hội đề cập đến vấn đề giảm nghèo nhưng không có một thông tin nào về khoảng cách giàu nghèo trong xã hội. Xin có vài số liệu bổ sung vào bức tranh kinh tế - xã hội của đất nước [1].

Khoảng cách giàu nghèo trong xã hội được thể hiện bằng nhiều cách, thông qua thu nhập, qua các chi tiêu, qua việc hưởng thụ các tiện ích y tế, giáo dục, văn hóa. Đối với các quốc gia, các vùng và các tỉnh thành phố, qua chỉ số phát triển con người (HDI) hoặc thông qua chỉ số phát triển thiên niên kỷ (MDG). Số liệu mà bài viết này dẫn ra chủ yếu là về khoảng cách qua thu nhập.

(1) Theo số liệu thống kê, hệ số chênh lệch thu nhập bình quân đầu người của nhóm 20% cao nhất so với nhóm 20% thấp nhất trong cả nước năm 1990 là 4,1 lần, năm 1991 là 4,2 lần, năm 1993 là 6,2 lần, năm 1994 là 6,5 lần, năm 1995 là 7,0 lần, năm 1996 là 7,3 lần, năm 1999 là 7,6 lần, năm 2002 là 8,1 lần và năm 2004 là 8,4 lần. Trong 14 năm, hệ số chênh lệch tăng lên 2,05 lần.

(2) Một chỉ số khác về khoảng cách giàu nghèo trong xã hội là tỷ trọng tổng thu nhập của 40% số hộ có thu nhập thấp nhất (nhóm 1 và nhóm 2) trong tổng thu nhập (của cả 5 nhóm). Theo quy ước mà Bộ Tài chính sử dụng, nếu tỷ trọng này nhỏ hơn hay bằng 12% thì bất bình đẳng là cao; nằm trong khoảng 12 - 17%,  bất bình đẳng vừa; nếu lớn hơn hay bằng 17% là tương đối bình đẳng.

Khoảng cách giàu - nghèo không phải chỉ là một chỉ tiêu kinh tế. Nó còn phản ánh sự gắn kết xã hội và là một thể hiện của sự bình đẳng trong xã hội. Ảnh minh họa: Saga
Số liệu thống kê cho kết quả: tỷ trọng này của Việt Nam năm 1995 là 21,1%; năm 1996 là 21%; năm 1999 là 18,7%; năm 2002 là 18%, năm 2004 là 17,4%. Trong 9 năm, sự chênh lệch về thu nhập giữa các nhóm hộ từ tương đối bình đẳng đang tiến dần về bất bình đẳng vừa.

(3) Hệ số Gini (G) là một chỉ số khác nữa thể hiện sự bình đẳng hay bất bình đẳng trong xã hội. Hệ số G có trị số nằm trong khoảng từ 0 đến 1. G = 0 là trường hợp bình đẳng hoàn hảo, trong khi đó G = 1 là bất bình đẳng hoàn hảo.

Các số liệu thống kê Việt Nam cho thấy, hệ số Gini năm 1994 là 0,350, năm 1995 là 0,357, năm 1996 là 0,362, năm 1999 là 0,390, năm 2002 là 0,420, năm 2004 là 0,423. Sự bình đẳng đang giảm dần, sự bất bình đẳng đang lớn dần.

(4) Hệ số chênh lệch thu nhập giữa các nhóm hộ có thu nhập cao nhất và thấp nhất trong cả nước và tại một số vùng, theo kết quả điều tra của TCTK, trong các năm 1996 và 1999 như sau:

Trong mười năm trở lại đây, không tìm thấy số liệu điều tra.

Các số liệu, tính toán theo các phương pháp khác nhau, tự chúng đã nói lên khá rõ về khoảng cách giàu nghèo trong xã hội và động thái của nó trong thời gian qua ở nước ta. Rất tiếc không tìm được số liệu sau năm 2004 và nhất là những năm gần đây.

Khoảng cách giàu - nghèo không phải chỉ là một chỉ tiêu kinh tế. Nó còn phản ánh sự gắn kết xã hội và là một thể hiện của sự bình đẳng trong xã hội. Nói cách khác, nó là một chỉ số vừa của môi trường kinh tế vừa của môi trường xã hội.

Xã hội cần có đông lực để phát triển. Khoảng cách giàu - nghèo ắt sẽ nảy sinh. Nhưng sự bền vững của phát triển ở tất cả các nước, và hơn thế nữa định hướng xã hội chủ nghĩa, không chấp nhận khoảng cách giàu - nghèo đi vào phân cực quá một ngưỡng cho phép.

Để cử tri cả nước có điều kiện theo dõi khía cạnh này, Quốc hội và Chính phủ nên bổ sung báo cáo của mình tại kỳ họp này [2], và trong hệ thống các chỉ tiêu kinh tế xã hội hàng năm từ nay về sau, một chỉ tiêu về khoảng cách giàu nghèo trong xã hội nước ta.


[1] Số liệu trong bài viết được tập hợp từ số liệu thống kê chính thức và một số tài liệu đã được công bố, đọc được qua mạng: (a) Số liệu của Tổng Cục Thống Kê, đặc biệt hai tài liệu Phân tích kết quả điều tra đời sống, kinh tế hộ gia đình năm 1999  Điều tra mức sống hộ gia đình 2006.  (b) Thực trạng giàu nghèo và những vấn đề đặt ra, 03.2006, TBTC 34 của Bộ Tài Chính.http://www.mof.gov.vn/Default.aspx?tabid=612&ItemID=31712.

[2] Có thể tại các phiên thảo luận và chất vấn tại kỳ họp.

 

(Tác giả: GS. TSKH NGUYỄN NGỌC TRÂN // TuanVietnam)

Bài thuộc chuyên đề: Việt Nam: Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020

  • Việt Nam "bước lên" vị trí 71 trong bảng xếp hạng về chỉ số thúc đẩy thương mại
  • WB dự báo: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng 7%
  • WB khuyến cáo nguy cơ 'nhóm lợi ích' của siêu dự án
  • Quy hoạch Thủ đô: “Thấy khó mà không làm thì càng nguy hiểm”
  • Vì sao trung tâm hành chính quốc gia phải lên tận Ba Vì?
  • Quy hoạch Thủ đô: Đề phòng tác động của nhóm lợi ích
  • Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Dự trữ ngoại tệ ở mức an toàn
  • Doanh nghiệp kêu trời vì "một cửa"
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi