Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tiếp nhận đầu tư ngoại: Mừng và lo

Cty Nhựa Thái Lan Nawaplastic Industry gây bất ngờ khi thông báo trở thành cổ đông lớn nắm 16,72% vốn của Cty Nhựa Bình Minh

Báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH - ĐT) cho thấy, quý 1/2013, các dự án đầu tư của nước ngoài vào VN đã giải ngân được 2,7 tỉ USD, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Những con số này cho thấy, bất chấp những khó khăn của khủng hoảng, VN vẫn là địa chỉ “vàng” cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Hoạt động đầu tư của các DN nước ngoài trong thời gian vừa qua diễn ra mạnh mẽ và liên tục đến nỗi người ta gọi đó là những làn sóng đầu tư, như: Làn sóng đầu tư của DN Nhật, DN Hàn Quốc, DN Mỹ... Đến thời điểm này, đầu tư của các DN ngoại đã chạm vào hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh của VN.

Mừng vì lợi ích kinh tế

Trong đó mạnh nhất là các DN sản xuất thực phẩm, phân phối, bán lẻ, công nghệ thông tin, điện tử... Trong Hội nghị tổng kết 25 năm hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài do Bộ KH-ĐT tổ chức, những con số ấn tượng đã được đưa ra. Từ năm 1987 đến tháng 2/2013, VN đã thu hút được 14.550 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đăng ký đạt 211 tỉ USD, vốn thực hiện đạt gần 100 tỉ USD. Theo nhiều dự báo, thời gian tới hoạt động đầu tư này sẽ còn được xúc tiến mạnh mẽ và có thêm nhiều sự xuất hiện của các DN đến từ các quốc gia khác.

Điều đáng mừng là việc ngày càng có nhiều nhà đầu tư nước ngoài như vậy sẽ mang lại nhiều lợi ích cho kinh tế nước nhà nói chung và các DN nói riêng như: được đầu tư vốn, được chuyển giao công nghệ, kỹ thuật hiện đại, kinh nghiệm điều hành, quản lý, nghiên cứu và phát triển sản phẩm.

Lo bị thâu tóm

Chủ đề “Điều chỉnh chiến lược - Tìm lời giải cho bài toán địa điểm”, phát triên VTV1 vào 10h00 Chủ Nhật (28/4/2013.

Nhưng điều đáng lo là sự xuất hiện quá nhiều, sự đầu tư sâu rộng vào rất nhiều lĩnh vực ngành nghề của DN ngoại sẽ khiến các DN Việt vừa bị phụ thuộc, vừa dễ bị “ngoại hóa”. Và đặc biệt là có thể bị thâu tóm bất kỳ lúc nào. Điển hình là câu chuyện vào tháng 3 năm ngoái, Cty Nhựa Thái Lan Nawaplastic Industry bất ngờ thông báo trở thành cổ đông lớn nắm 16,72% vốn của Cty Nhựa Bình Minh và 22,6% vốn của Cty Nhựa Tiên Phong khiến dư luận ngỡ ngàng. Hay sự việc cổ đông lớn nhất của Bibica là Lotte Hàn quốc đưa ra đề nghị đổi tên Cty thành CP Lotte – Bibica đã khiến dư luận dậy sóng vì nhìn thấy rõ âm mưu thâu tóm của Lotte đối với Bibica. Chìa khóa thành công - CEO đã dành cả một chương trình để cùng các vị doanh nhân bàn luận về chủ đề “Điều chỉnh chiến lược - nhận đầu tư nước ngoài để cạnh tranh” phát sóng vào 10h00 sáng chủ nhật ngày 21/4/2013 trên VTV1.

Vị CEO của chương trình cho rằng vào thời điểm này DN chưa nên tiếp nhận sự đầu tư của nước ngoài. Thay vào đó, DN nên tự mình đầu tư để phát triển công nghệ riêng của mình. Đồng thời tự thúc đẩy hoạt động kinh doanh bằng các chương trình giảm giá, khuyến mãi, đẩy mạnh bán hàng online...

Về dài hạn, DN nên nghiên cứu để cho ra đời những sản phẩm có sự khác biệt và đa dạng, phong phú. Trước ý kiến này của CEO, HĐQT cho rằng: Trước hết DN cần phải phân tích sự thay đổi của các yếu tố trên thị trường và đánh giá lại nguồn lực và khả năng của mình. Từ đó, cần xác định lại mục tiêu kinh doanh và chiến lược phát triển của DN để thấy được có cần phải tiếp nhận đầu tư nước ngoài hay không. Nếu việc tiếp nhận đầu tư nước ngoài mang lại nhiều lợi ích thì nên điều chỉnh chiến lược để có thể bắt tay hợp tác với DN nước ngoài. Tuy nhiên, cần phải có phân tích, đánh giá sự phù hợp giữa hai bên trước khi ra quyết định. Ngoài ra, việc điều chỉnh chiến lược của DN hay tiếp nhận đầu tư nước ngoài để cạnh tranh CEO cần phải vạch ra chiến lược, đường đi nước bước cụ thể và cũng có tầm nhìn xa hơn trong vấn đề này.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • CPI thấp chưa hẳn đã mừng
  • Chuyên gia "bắt mạch" những thách thức của kinh tế Việt Nam 2013
  • CPI tháng 4 tăng nhờ… quyết định hành chính
  • Chuyện “ngồi chơi xơi nước” và lương “ba cọc ba đồng”
  • Kinh tế vẫn chưa hồi phục
  • Kinh tế Việt Nam giảm tốc thời hậu gia nhập WTO
  • Kinh tế buồn, càng sôi... tranh cãi
  • Việt Nam liệu quay lại tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi