Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kẻ khổng lồ bên cạnh ta: Chiến lược "từ trên xuống" của Trung Quốc có thể thay đổi?

Hai câu hỏi đặt ra là, việc nhà nước kiểm soát các lĩnh vực rộng lớn của nền kinh tế sẽ sản sinh ra tỉ lệ tăng trưởng bao nhiêu? Và nếu chiến lược không còn hoạt động, Trung Quốc có thể thay đổi?

Có hai nhóm quan điểm nhìn nhận tương lai của Trung Quốc khác hẳn nhau. Nhóm ít thấy những dấu hiệu của việc mở rộng lĩnh vực nhà nước nói chung tin rằng, Trung Quốc có một hoặc nhiều hơn một thập niên tăng trưởng mạnh trước khi nền kinh tế bước vào giai đoạn "chín". Quan điểm này nhìn nhận sự can thiệp của nhà nước là không quá nhiều cũng không quá ít, chỉ vừa đủ thúc đẩy nền kinh tế đang phát triển hướng tới thịnh vượng.

Nhóm hoài nghi có cách nhìn u ám hơn: họ tin rằng sự can thiệp của chính phủ trong một phần không nhỏ bị bóp méo và lãng phí, có thể dẫn tới hậu quả là chấm dứt tốc độ tăng trưởng cao trước năm 2020. Sự bi quan này, theo họ, vì Trung Quốc giống như Nhật Bản cách đây một thế hệ, quá tự tin vào chiến lược kinh tế từ trên xuống mà bác bỏ học thuyết phương Tây thông thường.

Những người theo nhóm hoài nghi cũng chỉ ra những gì mà họ đề cập là sự gia tăng ảnh hưởng chính trị và tài chính với các tập đoàn nhà nước. Tại trung Quốc - 129 tập đoàn lớn chịu trách nhiệm trực tiếp với chính quyền trung ương, hàng nghìn công ty nhỏ hơn do tỉnh, thành phố điều hành.

Phần lớn các chuyên gia cho rằng, gói kích cầu khổng lồ trị giá 4 nghìn tỉ nhân dân tệ (588 tỉ USD) mà Trung Quốc bơm vào những dự án đường quốc lộ mới cùng dự án lớn khác chủ yếu được đổ vào công ty nhà nước. Một vài trong số các tập đoàn lớn nhất đã sử dụng dòng tiền này để củng cố ưu thế của họ tại các thị trường hiện hành hoặc tiến vào thị trường mới.

Năm ngoái hoặc khoảng như vậy, rất nhiều trong số 129 công ty trực thuộc chính quyền trung ương đã lao vào công nghiệp bất động sản của Trung Quốc, với hàng trăm tỉ USD đổ vào dự án xây dựng hoặc hợp đồng đất đai. Các tập đoàn sắt thép nhà nước cắt hợp đồng để tìm kiếm thêm lợi nhuận và thường hiệu quả hơn đối thủ cạnh tranh tư nhân. Hàng loạt tập đoàn nhà nước nhanh tay "chộp lấy" những công ty khai thác than ở tỉnh Sơn Tây.

"Trong năm 2009, có sự mở rộng rất lớn của vai trò chính phủ trong lĩnh vực tập đoàn", Hoàng Á Thành, một nhà phân tích hàng đầu tại Học viện Công nghệ Massachusetts nói trong một cuộc phỏng vấn.

Lợi ích địa phương

Ở cấp địa phương, chỉ riêng trong năm 2009, các chính quyền thành lập 8.000 công ty đầu tư nhà nước để hướng tiền chính phủ vào những dự án kinh doanh và công nghiệp, ông Hoàng nói. Ví dụ, nhà sản xuất ô tô tư nhân- Zhejiang Geely Holding Group, đã trở thành cái tên nóng thu hút cả thế giới hồi tháng 3 khi nhất trí mua thương hiệu Volvo Thuỵ Điển từ tay tập đoàn Ford. Dĩ nhiên, phần lớn trong hợp đồng trị giá 1,5 tỉ USD này không đến từ lợi nhuận ở mức khiêm tốn của Geely mà là từ các chính quyền địa phương ở khu vực đông bắc Trung Quốc và vùng Thượng Hải.

Đáp lại, Geely tháng này tuyên bố sẽ xây dựng tổng hành dinh của Volvo và một nhà máy lắp ráp tại một quận công nghiệp ở Thượng Hải.

Những lý do khiến nhà nước thúc đẩy vai trò lớn hơn trong doanh nghiệp rất khác nhau. Nhà nước kiểm soát nguồn cung năng lượng là điều cốt yếu với tăng trưởng Trung Quốc, và tiếp quản than Sơn Tây sẽ làm gia tăng sản xuất, đảm bảo nhiên liệu cho một số cơ sở quốc doanh cũng như đem lại cho Bắc Kinh quyền lực mới trong kiểm soát giá than. Các công ty khai mỏ nhà nước cũng cho rằng, họ có ưu thế về độ an toàn so với những đối thủ cạnh tranh tư nhân.

Tuy nhiên, trong nhiều lĩnh vực khác, nhà nước cũng đang gia tăng ưu thế.

Ví dụ như viễn thông. Trước khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, Trung Quốc cam kết mở cửa thị trường viễn thông cho các dự liên doanh nước ngoài trong các dịch vụ điện thoại địa phương và quốc tế, thư điện tử và các hình thức kinh doanh khác. Tuy nhiên, sau 8 năm, chưa một cấp phép nào ra đời ở phạm vi rộng, Mỹ cho biết, vì đòi hỏi vốn, vì quy định và nhiều rào cản khác khiến cho các liên doanh như vậy khó thực thi. Ngày nay, cơ sở viễn thông tại Trung Quốc đang bùng nổ, và hầu như 100% do nhà nước kiểm soát.

Tiếp tục đến công nghiệp hàng không. Sáu năm trước, chính quyền trung ương mời các nhà đầu tư tư nhân gia nhập địa hạt này. Năm 2006, 8 công ty vận chuyển tư nhân đã lao vào cạnh tranh với ba hãng hàng không nhà nước gồm, Air China, China Southern và China Eastern.

Lập tức, hàng không nhà nước bắt đầu một cuộc chiến giá cả. Nhà nước độc quyền cung cấp nhiên liệu máy bay đã từ chối các hãng tư nhân trong khi lại rất hào phóng với ba tập đoàn quốc doanh. Hệ thống đặt chỗ qua mạng của Trung Quốc - gần đây do ba hãng hàng không nhà nước kiểm soát 1/3 - từ chối việc đặc chuyến bay cho các đối thủ cạnh tranh tư nhân.

Và khi sự quản lý tồi tàn cùng với cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 khiến ba hãng này rơi vào tình trạng căng thẳng tài chính, chính quyền trung ương lại mua cổ phiếu để giải cứu họ: khoảng 1 tỉ USD với China Eastern; 430 triệu USD với China Southern; 220 triệu USD với Air China.

Có một hãng hàng không tư nhân còn lại là Spring Airlines, một doanh nghiệp kiên cường bám trụ với nhà sáng lập căn cơ, chia sẻ văn phòng 30 mét vuông với ban điều hành, đáp xe điện ngầm để tới các cuộc họp.

Người sáng lập ấy là Wang Zhenghua, tồn tại nhờ một phần tự xây dựng hệ thống đặt vé qua mạng. Ông đã hoãn kế hoạch phỏng vấn, nhưng báo chí Trung Quốc đưa tin, ông không thích thú gì việc nhà nước trợ cấp cho các đối thủ cạnh tranh quốc doanh. "Gìơ đây, với 10 tỉ nhân dân tệ được bơm cho China Eastern và China Southern, tất cả mọi thứ trở nên hỗn loạn", ông nói với tạp chí Trung Quốc Biz Review.

Giới doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc có một khẩu hiệu diễn ta thực tế này gọi là "quốc tiến, dân lui" mang nghĩa khi lĩnh vực nhà nước tiến lên thì lĩnh vực tư nhân lùi lại.

Doanh nghiệp nhà nước đã nắm giữ lợi thế kinh tế cho bản thân, "khiến lĩnh vực tư nhân uống canh trong khi doanh nghiệp nhà nước ăn thịt", Thái Hoa, phó giám đốc một tổ chức kiểu như phòng thương mại tại tỉnh Chiết Giang ví von.

Hàng đầu

Ông Thái tin rằng, Trung Quốc cần những ngành công nghiệp chính phủ vận hành để cạnh tranh toàn cầu và để quản lý phát triển nội địa. Nhưng với tính chất cục bộ, các lợi thế gồm: hàng đầu tài chính bởi các ngân hàng nhà nước, hàng đầu giải cứu chính phủ khi gặp khó khăng, hàng đầu thu hút dòng kích cầu - sẽ tạo ra sự "bất bình đẳng sâu sắc" với các đối thủ cạnh tranh tư nhân.

Theo một số nhà phân tích, các tập đoàn nhà nước, được xây dựng bằng tiền nhà nước với xu thế đi vào cạnh tranh toàn cầu, giờ đây đã trở thành các trung tâm quyền lực chính trị trong quyền lợi của chính họ, thậm chí có thể cản trở chính Bắc Kinh trong việc kiềm chế họ.

Trong 129 doanh nghiệp nhà nước chủ chốt, hơn một nửa chủ tịch và nữ chủ tịch, hơn 1/3 tổng giám đốc được bổ nhiệm vào tổ chức trung ương.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc trong năm qua đã nỗ lực hạn chế việc đầu cơ quá mức của doanh nghiệp nhà nước trong bất động sản, cho vay, và các lĩnh vực khác. Trong tháng 5, Quốc vụ viện Trung Quốc đã đưa ra chỉ thị "mở đường" cho công ty tư nhân tại các hợp đồng chính phủ - trong đường sá, cầu cảng, tài chính và thậm chí là quốc phòng - mà hiện tại phần lớn thuộc về công ty nhà nước. Tuy nhiên, những quy định tương tự ban hành năm năm trước đây, có rất ít hiệu quả.

Tuy nhiên, rất khó để tranh luận về sự thành công, một số nhà kinh tế học khác nhấn mạnh, và sự thành công của Trung Quốc được xem là do chiến lược từ trên xuống. Những nước phát triển mạnh khác ở châu Á như Hàn Quốc và Nhật Bản đã xây dựng nền kinh tế hiện đại với sự hỗ trợ mạnh mẽ của nhà nước.

Hai câu hỏi đặt ra là, việc nhà nước kiểm soát các lĩnh vực rộng lớn của nền kinh tế sẽ sản sinh ra tỉ lệ tăng trưởng bao nhiêu? Và nếu chiến lược không còn hoạt động, Trung Quốc có thể thay đổi?

( Theo MICHAEL WINES - New York Times - Thuỵ Phương (Theo Nytimes) // tuanvietnam online )

  • Quản lý doanh nghiệp xuất khẩu lao động: Thiếu tiêu chí rõ ràng
  • Nghe địa phương nói chuyện đầu tư
  • Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về tăng trưởng kinh tế
  • Việt Nam vượt Trung Quốc về môi trường kinh doanh
  • Chi tiêu quá tay dồn gánh nặng lên chính sách tiền tệ
  • Credit Suisse: “Có nhiều lý do để lạc quan về kinh tế Việt Nam”
  • Những con số đẹp và những con số “giật mình” của Hà Nội
  • Việt Nam là hình mẫu về sản xuất lúa gạo
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi