Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về tăng trưởng kinh tế

Nghiên cứu của Viện Nghiên cứu toàn cầu McKinsey tại Đông Nam Á, tăng trưởng nền kinh tế Việt Nam được đánh giá là đứng thứ nhì thế giới (sau Trung Quốc).

Tại hội thảo “Khu vực kinh tế tư nhân - động lực cho sự phát triển kinh tế VN” (Gateway to Vietnam 2010), tổ chức ở TP HCM ngày 11/11, ông Phạm Viết Muôn, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Phó trưởng ban thường trực chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp (DN), cho biết, số DN tư nhân đã tăng 15 lần, từ 31.000 DN năm 2000 lên hơn 400.000 DN hiện nay. Dự báo giai đoạn 2011 – 2015, sẽ có khoảng 650.000 DN thành lập mới. Chính phủ đang có nhiều chính sách ưu đãi thu hút sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân vào các lĩnh vực chủ lực của đất nước.

Trong giai đoạn hiện nay, VN đang cần nhiều nguồn lực để đầu tư và phát triển kinh tế. Việc “tựa” vào khu vực kinh tế tư nhân để tìm kiếm nguồn tài chính và kinh nghiệm, là hết sức cần thiết. Mô hình phát triển kinh tế của nhiều nước tiên tiến trên thế giới đã chứng minh rằng, khu vực kinh tế tư nhân rất quan trọng với việc tạo sức bậc cho nền kinh tế đất nước. Theo các nhà phân tích, Chính phủ cần mở cho khu vực tư nhân cơ hội tham gia vào các lĩnh vực phát triển hạ tầng, giáo dục, xuất khẩu… Trên bản đồ kinh tế, VN ngày càng có những đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng của thế giới. Để duy trì đà tăng, đừng “chăm chăm” vào các yếu tố ngắn hạn, mà bỏ qua cơ hội dài hạn.

Bà Lê Lệ Hằng, Tổng giám đốc Công ty Quản lý Quỹ SSI (Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn), kiến nghị, khu vực kinh tế tư nhân đang có nhiều cơ hội để phát triển. Chính phủ cần có chính sách, cơ chế  khuyến kích nhà đầu tư tư nhân  tham gia lĩnh vực phát triển hạ tầng, nhằm chia sẻ khó khăn cùng Chính phủ trong đầu tư xã hội.

Nghiên cứu của Viện Nghiên cứu toàn cầu McKinsey tại Đông Nam Á, tăng trưởng nền kinh tế VN được đánh giá là đứng thứ nhì thế giới (sau Trung Quốc). Các báo cáo tăng trưởng kinh tế trong thời gian gần đây hay dùng đến cụm từ “Trung Quốc + 1”, có nghĩa là mức tăng trưởng mạnh mẽ tiếp sau Trung Quốc là VN hoặc Nhật Bản. Trong vòng 10 năm tới, VN sẽ trở thành quốc gia có sự thay đổi lớn về GDP trên thế giới, sẽ lọt vào danh sách Nhóm 20 nước có nền kinh tế phát triển. Những xu hướng đã từng xuất hiện trong nền kinh tế Hàn Quốc hiện đã được nhìn thấy trong con đường phát triển kinh tế của VN.

(Báo Đất Việt)

  • Việt Nam vượt Trung Quốc về môi trường kinh doanh
  • Chi tiêu quá tay dồn gánh nặng lên chính sách tiền tệ
  • Credit Suisse: “Có nhiều lý do để lạc quan về kinh tế Việt Nam”
  • Những con số đẹp và những con số “giật mình” của Hà Nội
  • Việt Nam là hình mẫu về sản xuất lúa gạo
  • Kẻ khổng lồ bên cạnh ta: Lãnh đạo Trung Quốc tương lai -Giới quân sự tăng thế lực
  • 'Đứa con rơi' của VNPT?
  • Thể chế vững mạnh tạo môi trường kinh doanh tốt
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi