Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Việt Nam là hình mẫu về sản xuất lúa gạo

Đó là ý kiến của nhiều đại biểu quốc tế tại Hội nghị lúa gạo quốc tế (IRC) với chủ đề “Lúa gạo cho những thế hệ tương lai”, do Bộ NN&PTNT, Viện Nghiên cứu lúa gạo quốc tế (IRRI) phối hợp tổ chức khai mạc ngày 9-11 tại Hà Nội.

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, hiện nay, sản lượng lúa chiếm trên 90% sản lượng của các cây lương thực có hạt, liên quan đến việc làm và thu nhập của khoảng 80% số hộ nông dân Việt Nam. Trong hơn 20 năm qua, năng suất và sản lượng lúa đã tăng gấp khoảng 2 lần, hiện nay năng suất bình quân đạt 5,3 tấn/ha một vụ; riêng vụ đông xuân, nhiều nơi ở ĐBSCL và đồng bằng sông Hồng đã đạt 7 tấn/ha”.

Thủ tướng tự hào nói: “Việt Nam từ một nước nhiều năm thiếu lương thực trở thành một nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 của thế giới. Trong 22 năm qua, Việt Nam đã xuất khẩu trên 75 triệu tấn gạo, trị giá 23 tỷ USD”.

Tuy nhiên, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ lo âu là sản xuất lương thực của Việt Nam, trong đó có lúa gạo, vẫn đang đứng trước nhiều khó khăn thách thức, nhất là trong bối cảnh dân số tăng nhanh, đất nông nghiệp ngày càng suy giảm, nguồn nước hạn chế, thiên tai, dịch bệnh xảy ra với tần suất ngày càng cao và khốc liệt hơn. Do đó, Việt Nam cũng mong tiếp tục nhận được sự hợp tác giúp đỡ to lớn hơn nữa của các quốc gia, các tổ chức quốc tế trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn nói chung và phát triển lúa gạo của Việt Nam nói riêng.

“Giúp Việt Nam phát triển sản xuất lúa gạo hiệu quả bền vững cũng chính là góp phần bảo đảm an ninh lương thực thế giới vì hiện nay xuất khẩu gạo của Việt Nam chiếm 1/5 lượng gạo xuất khẩu của thế giới” - Thủ tướng nêu rõ.

IRC là sự kiện lớn nhất thế giới về ngành lúa gạo, diễn ra 4 năm một lần. IRC năm nay có sự tham gia của hơn 1.000 đại biểu là các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, chuyên gia công nghệ, doanh nghiệp, nông dân, nhà hoạch định chính sách… lớn nhất thế giới về ngành lúa gạo.

Ngày làm việc hôm qua, các đại biểu đã được nghe phát biểu và tham luận của các ông Robert Zeigler - Tổng Giám đốc IRRI, ông Kanayo F. Nwanze- Chủ tịch Quỹ Phát triển nông nghiệp Quốc tế (IFAD).

Trong đó, ông Kanayo F.Nwanze cho rằng: “Việt Nam là hình mẫu cho các nước về sản xuất lúa gạo. Bởi, từ một nước thiếu lương thực, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu lương thực, góp phần quan trọng vào đảm bảo an ninh lương thực thế giới. Tôi mong muốn N tăng cường hợp tác hơn nữa với IFAD trong đầu tư phát triển lâu dài nông nghiệp và nông thôn và IFAD sẽ tiếp tục đầu tư cho các dự án phát triển nông nghiệp tại Việt Nam”.

(Dân Việt)

  • Kẻ khổng lồ bên cạnh ta: Lãnh đạo Trung Quốc tương lai -Giới quân sự tăng thế lực
  • 'Đứa con rơi' của VNPT?
  • Thể chế vững mạnh tạo môi trường kinh doanh tốt
  • Khẳng định vai trò doanh nghiệp trong phát triển bền vững
  • Hỗn loạn khai thác vàng ở Sông Hinh
  • Kẻ khổng lồ bên cạnh ta: Trung Quốc và cuộc 'đại tu' giới lãnh đạo
  • Không thể thiếu si lô vào lúc này
  • Việt Nam chủ trương phát triển bền vững
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi