Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Việt Nam ở trung tâm của các hoạt động kinh tế châu Á

Việt Nam ở vị trí trung tâm của các hoạt động kinh tế diễn ra khắp châu Á do đó Việt Nam đã, đang và sẽ hưởng lợi từ sự phát triển của các nước lớn trong khu vực.

Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Joseph Yun nhận định như vậy trong bài trả lời phỏng vấn Đài Tiếng nói Hoa Kỳ phát sóng ngày 27/12 trong bối cảnh Washington nỗ lực củng cố quan hệ với các nước trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ cũng nhấn mạnh, Việt Nam đóng vai trò quan trọng tại châu Á và Mỹ đánh giá cao mối bang giao với Việt Nam.

Số liệu của Bộ Thương mại Mỹ cho thấy trong 10 tháng đầu năm nay, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Mỹ đạt gần 15,3 tỷ USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong số đó, xuất khẩu của Việt Nam đạt 12,3 tỷ USD, tăng 20,3%, và nhập khẩu từ Mỹ vào Việt Nam đạt 2,97 tỷ USD, tăng 19,2%, so với cùng kỳ năm ngoái.

Số liệu 10 tháng đầu năm cho thấy Việt Nam vẫn giữ vị trí thứ 26 trong các nước xuất khẩu sang Mỹ. Một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ tăng về lượng và giá gồm đồ gỗ nội thất, may mặc, thủy hải sản và càphê.

Dệt may vẫn là mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch cao nhất (đạt 5 tỷ USD và tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái), đồ gỗ có kim ngạch vượt giày dép và xếp thứ hai (đạt 1,5 tỷ USD và tăng 32,8%), tiếp đến là giày dép (đạt 1,35 tỷ USD và tăng 23,3%).

Kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt 719.500 USD, tăng 35,5% so với cùng kỳ năm ngoái và tiếp tục đứng ở vị trí thứ 4 trong số các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Mỹ.

Đứng ngay sau nông sản là thủy hải sản với giá trị xuất khẩu trong 10 tháng đạt 666.700 USD, tăng 20,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Xuất khẩu của Mỹ sang Việt Nam trong 10 tháng đầu năm đạt 2,97 tỷ USD, tăng 19,2% so với cùng kỳ năm 2009 do Việt Nam tăng nhập khẩu một số mặt hàng chủ yếu gồm phương tiện giao thông, đồ gỗ, nguyên liệu sản xuất, thực phẩm và thức ăn gia súc.

Đặc biệt, nhập khẩu nhóm hàng thức ăn gia súc từ Mỹ tăng mạnh (152,7%) với kim ngạch đạt 237.900 USD, vượt lên các sản phẩm chủ yếu khác của Mỹ sang Việt Nam do chất lượng sản phẩm và giá cạnh tranh tốt.

Kim ngạch nhập khẩu máy móc, thiết bị cơ khí và phụ tùng đạt 388.000 USD, tăng 33,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đứng thứ ba về nhập khẩu là phương tiện giao thông với kim ngạch đạt 230.800 USD, giảm 31,5%. Tiếp đến là nhập khẩu sắt thép (213.000 USD) và nội tạng làm thực phẩm (204.000 USD).

(tamnhin)

  • Kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng nhanh và ổn định
  • Hội nhập sâu, kinh tế Việt Nam càng dễ tổn thương
  • Triển vọng kinh tế VN thuận lợi
  • Lợi thế đang mất dần
  • Bài toán giữ đất trồng lúa
  • Bồi thường nhà nước: Kinh nghiệm gì cho Việt Nam?
  • Năm 2010, vốn FDI thực hiện đạt 11 tỷ USD
  • Giáo sư Michael Porter: Bắt chước Trung Quốc, Việt Nam sẽ không thể thành công
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi