Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

"Vỡ trận'" CPI

Trong buổi họp báo về tình hình bình ổn thị trường hàng hóa chiều 30/11, Thứ trưởng Bộ Công thương Hồ Thị Kim Thoa cho biết: “CPI của cả nước trong 11 tháng đã tăng 9,58%, dự kiến CPI tháng 12 sẽ tăng từ 1,3% – 1,5% nên tính chung cả năm đạt được mức tăng dưới 2 con số là rất khó”.

Biến động về giá cả trong thời gian qua đã ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý người dân

Lý giải về diễn biến tăng giá bất thường hàng hóa trên thị trường trong thời gian vừa qua, Thứ trưởng Thoa cho biết không phải do nguồn cung hàng hóa khan hiếm. “Về cơ bản chúng ta đảm bảo cân đối cung cầu hàng hóa nhất là những mặt hàng thiết yếu như: lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, sắt thép…” – Thứ trưởng nói. Việc tăng giá tiêu dùng là do các nguyên nhân sau: giá cả thế giới tăng trong khi nước ta vẫn phải nhập khẩu lượng lớn nguyên vật liệu cho sản xuất, dịch bệnh chăn nuôi, lũ lụt hạn hán xảy ra nhiều nơi gây thiệt hại nghiêm trọng, không loại trừ hiện tượng đầu cơ, găm hàng tăng giá bất hợp lý khiến giá nhiều mặt hàng tăng cao...

Thị trường vàng và ngoại tệ diễn biến thất thường cũng đóng góp phần không nhỏ vào việc làm tăng chỉ số này. Sự tăng vượt dự kiến của giá vàng, đô la đã khiến cho nhiều mặt hàng mặc dù không chịu ảnh hưởng trực tiếp, nhưng vẫn “té nước theo mưa”. “Giá rau không hề liên quan đến giá vàng hay đô la, nhưng người ta vẫn cứ mượn cớ đó để tăng” – Thứ trưởng dẫn chứng.

Biến động về giá cả trong thời gian qua đã ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý người dân. Nếu không có giải pháp quyết liệt của các Bộ, Ngành thì CPI còn tăng nữa. “Tôi cho rằng, chỉ đạo của Chính phủ và các giải pháp của bộ ngành mặc dù không đạt được một con số như chúng ta kỳ vọng thì đây cũng đã là nỗ lực rất lớn” – Thứ trưởng Thoa bày tỏ.

Thứ trưởng khẳng định chắc chắn tháng 12/2010 và Tết Tân Mão, đến hết quý I năm 2011, nguồn cung hàng hóa đảm bảo đầy đủ. Các doanh nghiệp phân phối đã chuẩn bị dự trữ hàng cho đợt cao điểm mua sắm cuối năm. Đồng thời, hệ thống bán lẻ mở rộng tại các siêu thị, trung tâm thương mại, chợ đầu mối, chợ nông thôn với các chương trình bình ổn giá, tháng khuyến mại tại Hà Nội và TP HCM. Ngoài ra, thực hiện bình ổn giá ở các địa phương như Cần Thơ, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Long An… có những chương trình dự trữ hàng hóa, bình ổn thị trường.

"Trong tháng 12, nhiều mặt hàng sẽ duy trì mức giá như tháng 11, nhưng cũng có thể một số mặt hàng sẽ tăng. Chúng ta đưa ra dự báo nhưng cũng không loại trừ những diễn biến bất thường không lường trước được. Tuy nhiên, để bình ổn giá cả, Bộ Công Thương sẽ đảm bảo nguồn cung đẩy đủ để không xảy ra tình trạng sốt giá. Đặc biệt một số mặt hàng như gạo và phân bón sẽ được Bộ giao cho các doanh nghiệp đầu ngành dữ trự lượng hàng và bình ổn giá trong thời gian dài" - Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa cho biết.

Để thực hiện kiềm chế giá tăng, Thứ trưởng nhấn mạnh cần phải khai thác tốt năng lực sản xuất, nhu cầu thị trường để đẩy mạnh sản xuất; chủ động tháo gỡ khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, tiếp tục thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại nội địa, dự trữ hàng hóa, góp phần bình ổn thị trường; tăng cường kiểm soát thị trường, đảm bảo cung ứng tốt mặt hàng trọng yếu như xăng dầu, phân bón, sắt thép, giấy in, xi măng, dược phẩm, xử lý nghiêm hành vi đầu cơ, găm hàng, gian lận thương mại…

Ngày 30/11, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có Chỉ thị về việc tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa, dịch vụ, bình ổn giá cả, thị trường trong dịp Tết Nguyên đán Tân Mão và quý I/2011. Đây là chỉ thị thứ hai trong hơn 1 tháng qua của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo rốt ráo việc bình ổn giá cả, thị trường những tháng cuối năm.

Cụ thể, Thủ tướng chỉ đạo các Bộ, ngành phối hợp UBND cấp tỉnh tập trung tháo gỡ khó khăn về cơ chế, chính sách, môi trường kinh doanh, thủ tục hành chính, vốn, mạng lưới kinh doanh để các doanh nghiệp chủ động đẩy mạnh phát triển sản xuất, kinh doanh, bảo đảm cung ứng đủ và ổn định giá cả đối với những mặt hàng thiết yếu: gạo, thịt gia súc, gia cầm; rau, củ, quả; sữa, xi măng, sắt thép và vật liệu xây dựng; thuốc phòng chữa bệnh; dịch vụ đi lại... Thủ tướng lưu ý không để xảy ra mất cân đối cung cầu giữa các vùng, miền, địa phương trong cả nước vào trước, trong và sau Tết Nguyên đán Tân Mão.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Cầu Bình Lợi bị va đập: Lời cảnh báo thành... sự thật!
  • Lo âu đường đi của giá
  • Lần đầu giới thiệu "Lý thuyết kinh tế hình ảnh"
  • Trăm dâu đổ đầu tằm
  • Việt Nam nhiều lợi thế thu hút đầu tư nước ngoài
  • Hội nghị CG 2010: Giúp Việt Nam chuyển sang nấc thang mới
  • Rừng trắc độc nhất Tây Nguyên trước nguy cơ xóa sổ
  • Lợi ích cục bộ đang cản trở cải cách thủ tục hành chính
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi