Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Trăm dâu đổ đầu tằm

Quốc hội đang thảo luận về việc đánh thuế môi trường lên một số sản phẩm như xăng dầu, túi nylon, thuốc bảo vệ thực vật, khí CFC sử dụng trong tủ lạnh... Điều đáng nói là trong những sản phẩm được chọn đánh thuế môi trường trên, có những sản phẩm người tiêu dùng bắt buộc phải sử dụng vì không có sự lựa chọn khác. Và việc đánh thuế những mặt hàng này sẽ góp phần tạo thêm gánh nặng về giá thành sản phẩm đối với người tiêu dùng.

Hai sản phẩm mà cộng đồng không thể không sử dụng là xăng dầu và bao bì nylon. Đối với xăng dầu, hiện đã có xăng sinh học nhưng khối lượng còn quá hạn chế. Hệ thống bán lẻ xăng sinh học lại chưa nhiều, khoảng 2 - 3 điểm bán/tỉnh thành, không đáp ứng yêu cầu sử dụng của người dân. Riêng bao bì nylon, người tiêu dùng có thể lựa chọn bằng cách sử dụng túi nhiều lần nhưng liệu túi này có đáp ứng nhu cầu sử dụng hay không là chuyện phải bàn.

Thực tế triển khai thí điểm khuyến khích sử dụng túi thân thiện môi trường tại các siêu thị, trung tâm thương mại của TPHCM thời gian qua cho thấy, túi thân thiện môi trường chỉ được sử dụng để đựng tất cả các túi nylon nhỏ khác. Đó là chưa kể, các nhà sản xuất còn sử dụng túi nylon để bao bọc sản phẩm của mình.

Sử dụng nhiều bao xốp không tự hủy sẽ gây ô nhiễm môi trường. Ảnh: KIM NGÂN

Kinh nghiệm về việc bảo vệ môi trường tại nhiều nước trên thế giới cho thấy, để giảm thiểu sử dụng túi nylon họ phải phát triển ngành sản xuất túi thân thiện môi trường, túi sinh học và túi giấy. Người tiêu dùng sẽ được khuyến khích lựa chọn sản phẩm thân thiện môi trường với chi phí trả thấp hơn.

Mặt khác, về phía cơ quan chức năng cần hoàn thiện hệ thống phân loại, thu gom túi nylon để tăng giá trị tái chế cũng như vòng đời sử dụng túi nylon trước khi thải vào môi trường. Tương tự, đối với lĩnh vực xăng dầu, cơ quan chức năng phải phát triển ngành sản xuất nhiên liệu sạch, nhất là có chính sách trợ giá để nhiên liệu này có giá thành thấp hơn giá nhiên liệu truyền thống. Từ đó, khuyến khích, vận động người dân sử dụng nhiên liệu sạch thay thế nhiên liệu truyền thống.

Điều đáng tiếc, những cơ sở cần thiết để tạo cho cộng đồng cuộc sống thân thiện với môi trường hơn ở nước ta chưa có. Trong khi đó, cơ quan chức năng lại “cố gắng” hoàn thiện việc thu phí, thuế môi trường.

Người tiêu dùng cũng như nhà phân phối bán lẻ sản phẩm từng yêu cầu cơ quan chức năng sớm hoàn thiện tiêu chuẩn bao bì tự hủy, tiêu chuẩn về chất lượng nhiên liệu sinh học; hỗ trợ đầu tư nghiên cứu và sản xuất bao bì sinh học thay cho túi nylon, tạo điều kiện cho người tiêu dùng có sự lựa chọn khi mua sản phẩm; hoàn thiện hệ thống phân phối nhiên liệu sinh học; hỗ trợ giá thành sản xuất cho nhiên liệu sạch để đủ sức cạnh tranh với nhiên liệu truyền thống… Thế nhưng cho đến nay mọi yếu tố cần thiết cho việc yêu cầu được sống thân thiện với môi trường của người dân vẫn chưa được đáp ứng.

Với việc tiếp tục vận động “chay” người dân hạn chế sử dụng túi nylon, tiết kiệm điện và tiết kiệm nhiên liệu truyền thống như hiện nay, liệu có thực sự mang lại hiệu quả? Và nếu đánh thuế vào hai sản phẩm trên, nhà sản xuất túi nylon và nhập khẩu xăng dầu phải tăng giá thành sản phẩm. Trong khi đó, người tiêu dùng không được lựa chọn sản phẩm thay thế, mà bắt buộc phải sử dụng những sản phẩm này. Cuối cùng vẫn là trăm dâu đổ đầu tằm.


(Theo MINH XUÂN/sggp)

  • Việt Nam nhiều lợi thế thu hút đầu tư nước ngoài
  • Hội nghị CG 2010: Giúp Việt Nam chuyển sang nấc thang mới
  • Rừng trắc độc nhất Tây Nguyên trước nguy cơ xóa sổ
  • Lợi ích cục bộ đang cản trở cải cách thủ tục hành chính
  • Từ sự thôi thúc của vận nước và công cuộc đổi mới
  • Thí điểm nay đã 5 năm
  • Đập thủy điện trên sông Mêkông: Không còn là nguy cơ
  • Đất hiếm - khó có 'cửa' cho Việt Nam
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi