Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

WB: Việt Nam có thể thiếu hụt khí đốt

Ngân hàng Thế giới (WB) ngày 11-11 nhận định, ngành khí Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức, bao gồm cả nhu cầu cao hơn về khí và khả năng thiếu hụt khí, và có thể trở nên tồi tệ hơn nếu không nhanh chóng có những quyết định quan trọng cho sự thay đổi.

Ông Alain Barbu, Quyền Giám đốc WB cho rằng: “Phát triển ngành khí tự nhiên là một phần quan trọng của toàn bộ chính sách kinh tế của Việt Nam và rất quan trọng trong Chiến lược Quốc gia về Phát triển Năng lượng. Việt Nam muốn chuyển hướng tới các thị trường cạnh trạnh hơn với giá cả tự do hóa hơn, điều này cần được thực hiện dần dần, sao cho có một khung giá ổn định liên kết tới các thị trường nhiên liệu cạnh tranh, có thể hỗ trợ việc xây dựng sản xuất khí và cơ sở hạ tầng”.

Để đạt mục tiêu tăng trưởng ngành khí tự nhiên gấp ba lần trong vòng 15 năm tới, Báo cáo mang tên “Khung phát triển của ngành khí Việt Nam” khuyến nghị, từ nay đến năm 2025, Việt Nam nên áp dụng các biện pháp khác nhau để giải quyết sự bất định trong phương pháp định giá, sự yếu kém trong việc chuyển đổi các từ trữ lượng vào sản xuất và để thu hút đầu tư trong lĩnh vực này. Cụ thể, Việt Nam cần tạo ra phương pháp định giá khí cạnh tranh cũng như cuối cùng tiến tới một thị trường bán buôn khí cạnh tranh. Báo cáo cũng đề xuất Bộ Công Thương thành lập một đơn vị về chính sách phát triển khí , điều chỉnh vai trò của PetroVietnam và thiết lập một cơ chế điều tiết hiện đại.

Ngành khí Việt Nam, theo bản báo cáo, có tiềm năng rất lớn có thể trở thành hiện thực vào năm 2025 với sự phối hợp và nỗ lực của các cơ quan Nhà nước và các đối tác tư nhân. Ngành khí  hiện nay đang đáp ứng 15% nhu cầu năng lượng sơ cấp của đất nước và 88% lượng khí hiện nay được tiêu thụ trong ngành điện. Các nhà máy điện chạy khí chiếm 40% tổng sản lượng điện cung cấp.

(Theo Xuân Bách/nddt)

  • Bước ngoặt mới về chống chuyển giá
  • Khi lạm phát “về đích” sớm
  • Lũ qua, lo sông 'nuốt' nhà
  • Kinh tế Việt Nam là hiện tượng thần kỳ ở châu Á
  • Phải khẩn trương ghìm cương "con ngựa giá cả"
  • Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ: Hướng đến mô hình phát triển bền vững
  • VN tăng trưởng mạnh về tiêu thụ hàng công nghệ
  • Việt Nam nguy cơ thừa con trai vào 50 năm tới
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi