Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

VN tăng trưởng mạnh về tiêu thụ hàng công nghệ

Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Theo một nghiên cứu, 3 nước đạt mức tăng mạnh nhất ở châu Á về tiêu thụ mặt hàng tiêu dùng công nghệ trong quý 3/2010 là Việt Nam, Malaysia, và Indonesia với mức tăng tương ứng là 24, 17 và 16%.

Công ty nghiên cứu thị trường toàn cầu GfK Asia đã nghiên cứu tình hình tiêu thụ các mặt hàng tiêu dùng công nghệ, gồm hàng điện tử, máy ảnh kỹ thuật số, đồ điện gia dụng lớn, đồ điện gia dụng nhỏ, công nghệ thông tin, viễn thông và các thiết bị văn phòng tại khu vực châu Á.

Theo kết quả, quý 3 năm 2010, khu vực này đạt mức tăng trưởng gần 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Năm trong số tám quốc gia châu Á được GfK theo dõi đã đạt mức tăng trưởng mạnh hai con số trên thị trường.

Một lần nữa, mặt hàng đồ điện gia dụng nhỏ (như bàn là, nồi cơm điện, máy hút bụi) tiếp tục giữ ở vị trí đầu bảng với mức tăng 26% so với quý này năm ngoái, trong khi các thiết bị ảnh (trong đó có máy ảnh kỹ thuật số) có mức tăng khá là 22%.

"Mặc dù các thiết bị văn phòng đã có sự suy giảm tại Việt Nam, nhưng hầu như các thể loại khác đều đã đạt được mức tăng trưởng mạnh hai con số, góp phần đưa Việt Nam lên đứng đầu bảng," ông Stanley Kee, Giám đốc thương mại khu vực của GfK Asia Pte nhận xét. "Việt Nam cũng là nước đạt mức tăng trưởng cao nhất về các mặt hàng viễn thông với mức tăng 38%."

Mặt hàng đạt mức tăng trưởng mạnh nhất trong quý 3 năm nay tại Malaysia là các thiết bị ảnh, với mức tăng 26%. Indonesia là nước duy nhất đạt được mức tăng trưởng mạnh hai con số trong hầu hết các loại mặt hàng trừ viễn thông.

Trong số các mặt hàng được GfK theo dõi, bốn trong số đó - thiết bị ảnh, đồ điện gia dụng lớn (như điều hòa, tủ lạnh, máy giặt...), đồ điện gia dụng nhỏ và công nghệ thông tin - đều tăng tại toàn bộ 8 thị trường, ông Kee nhấn mạnh.

"Kết thúc năm 2010, chúng ta có thể kết luận rằng hàng tiêu dùng công nghệ vẫn phát triển mạnh trong khu vực, và năm 2011 sẽ tiếp tục là một năm tốt cho ngành công nghiệp này," ông nói./.
 
(Vietnam+)

  • Việt Nam nguy cơ thừa con trai vào 50 năm tới
  • "Vỡ trận'" CPI
  • Cầu Bình Lợi bị va đập: Lời cảnh báo thành... sự thật!
  • Lo âu đường đi của giá
  • Lần đầu giới thiệu "Lý thuyết kinh tế hình ảnh"
  • Trăm dâu đổ đầu tằm
  • Việt Nam nhiều lợi thế thu hút đầu tư nước ngoài
  • Hội nghị CG 2010: Giúp Việt Nam chuyển sang nấc thang mới
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi