Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Áp lực đối với VND là do tâm lý và đầu cơ

Ngày 5-11, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Ay-u-mi Cô-ni-si (Ayumi Konishi), Giám đốc Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam, xung quanh những diễn biến bất thường của thị trường tiền tệ và quyết định không điều chỉnh tỷ giá VND/USD vừa  được Chính phủ Việt Nam công bố… 

Ông đánh giá thế nào về quyết định không điều chỉnh tỷ giá VND/USD của Chính phủ Việt Nam trong bối cảnh tỷ giá trên thị trường có những biểu hiện bất  thường?


Tôi hoàn toàn ủng hộ quyết định không điều chỉnh tỷ giá VND/USD của Chính phủ. Nói chung, nền kinh tế của Việt Nam vẫn đang vận hành tốt. Tăng trưởng nhanh và lạm phát vẫn nằm trong tầm kiểm soát, mặc dù chỉ số giá tiêu dùng CPI có tăng đôi chút trong tháng 9 và tháng 10. Thâm hụt ngân sách giảm đáng kể và thâm hụt thương mại cũng đang thu hẹp. Với dòng tiền vào ổn định từ nguồn kiều hối và đầu tư trực tiếp nước ngoài cùng với nguồn vốn ODA, thâm hụt thương mại hoàn toàn có thể được bù đắp. Do vậy, không có bất cứ áp lực nào đối với VND.

Tuy nhiên, thị trường thời gian qua đã rất biến động và khoảng cách giữa biên độ tỷ giá chính thức và tỷ giá trên thị trường tự do đã nới rộng. Nguyên nhân là do tâm lý người dân cho rằng, VND có thể yếu đi trong tương lai và  yếu tố đầu cơ chứ không có áp lực thực sự nào với VND.

Tăng tỷ giá VND/USD tại thời điểm này không những không xử lý được nguyên nhân cơ bản mà còn kích thích tâm lý của  người dân về khả năng tiếp tục yếu đi của VNĐ. Cần hiểu tâm lý của người dân hiện nay chủ yếu là do bị tác động của sự gia tăng tỷ lệ lạm phát trong hai tháng qua. Vì vậy, điều quan trọng hiện nay là phải bảo đảm lòng tin vào sự ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam.

Nói tóm lại, hiện không có một yếu tố “kinh tế” nào gây áp lực lên VND, ngoài những  người có quan điểm tiêu cực về sự ổn định của VND hay về tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam nói chung.

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã quyết định "bơm" 600 tỷ USD để hỗ trợ sự phục hồi kinh tế Mỹ. Liệu quyết định này có tác động đến tỷ giá VND/USD hay không?

Tôi cho là không có tác động. Đối với các đồng tiền khác cho đến nay tác động cũng rất nhỏ vì quyết định của FED không thực sự làm cho thị trường bất ngờ. Cũng không có lý do gì để tin rằng sẽ có một sự gia tăng đột biến về luồng vốn đổ vào Việt Nam vì quyết định này. Nhưng cũng cần phải nhận thấy rằng nguồn vốn trên thị trường thế giới gia tăng lại đẩy giá hàng hóa và lương thực toàn cầu tăng lên, và khi đó áp lực lạm phát đối với Việt Nam cũng sẽ tăng theo. Tôi cho rằng, việc FED tung tiền sẽ không có bất cứ tác động trực tiếp nào đối với Việt Nam kể cả về mặt kinh tế hay về tâm lý.

Theo quan điểm của ông, Chính phủ Việt Nam có thể làm gì để cải thiện tình hình và duy trì một thị trường tài chính tiền tệ ổn định về lâu dài?      


Tôi cho rằng điều quan trọng đối với Chính phủ Việt Nam là bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô. Trước hết, Việt Nam phải giảm lạm phát, ít nhất là ở mức như các quốc gia khác trong ASEAN. Mặc dù, tôi cho rằng tình hình hiện nay vẫn hoàn toàn trong tầm kiểm soát, nhưng cũng có một thực tế là tỷ lệ lạm phát của Việt Nam đang ở mức cao hơn các nước ASEAN. Lo ngại lạm phát thường kéo theo áp lực mất giá đối với VND. Sự mất giá của VND lại kéo theo nhập khẩu lạm phát.

Về ngắn hạn, Chính phủ Việt Nam nên thắt chặt tài khóa và tiền tệ để giảm áp lực giá cả đang gia tăng. Về trung hạn, Việt Nam  phải hạ mục tiêu lạm phát tương đương với các nước trong khu vực Đông Nam Á. Đồng thời, Việt Nam cần cải thiện hiệu quả của nền kinh tế thông qua phát triển cơ sở hạ tầng, cải cách hành chính.

Cải thiện hiệu quả của nền kinh tế sẽ là  yếu tố chủ chốt để giảm lạm phát. Việc kiểm soát giá  không phải là công cụ hiệu quả mà thực tế sẽ gây tác hại nặng nề. Bởi nó là công cụ cấp bách  để ngăn “siêu lạm phát” nhưng lại bóp méo hoạt động hiệu quả của thị trường.

Hiện có nhiều thách thức, bao gồm cả nguy cơ lạm phát và những lo ngại về cán cân thanh toán cũng như sự yếu đi của VND. Theo ông, liệu những chính sách vĩ mô của Chính phủ Việt Nam có giúp nền kinh tế tiếp tục phục hồi trong năm 2010 và đạt được chỉ tiêu tăng trưởng, cũng như mục tiêu kiểm soát lạm phát hay không?


Tình hình kinh tế hiện nay và cụ thể là sự thay đổi bất thường của thị trường tiền tệ cho thấy cần có những điều chỉnh để các chính sách kinh tế vĩ mô ưu tiên cho “ổn định” rõ ràng hơn hiện tại.

Giảm chỉ tiêu tăng trưởng trong ngắn hạn không có nghĩa là sẽ hạ thấp tiềm năng tăng trưởng của Việt Nam trong trung hạn và dài hạn. Tôi hy vọng, mọi người sẽ hiểu thấu đáo rằng, sự điều chỉnh trong chính sách kinh tế vĩ mô như tôi nói ở trên  là một bước đi cần thiết để Việt Nam có thể  tăng trưởng nhanh và bền vững, hoàn thành mục tiêu trở thành nền kinh tế công nghiệp hóa vào năm 2020.

(Quân đội nhân dân)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • Đằng sau những con số của kinh tế vĩ mô
  • Tái cơ cấu nền kinh tế: Hướng đi nào phù hợp?
  • 'Đánh giá nợ công không chỉ nhìn vào con số'
  • Việt Nam tham gia đàm phán TPP là cần thiết
  • Kiểm soát nợ công dưới 60% GDP
  • 'Kinh tế sẽ bất ổn nếu không có thái độ đúng với tỷ giá'
  • Lo lạm phát, khó cho đầu tư
  • Triển lãm ITE-HCMC 2010: Cơ hội quảng bá du lịch
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi