Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

ASEAN: Hướng tới môi trường cạnh tranh cao

Cục quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) phối hợp với nhóm chuyên gia cạnh tranh ASEAN (AEGC) và Ban thư ký ASEAN vừa cho ra mắt “Sổ tay về chính sách Luật cạnh tranh trong ASEAN cho DN”. Đây được xem là “chìa khoá” cung cấp thông tin đến nhà đầu tư, DN trong và ngoài khu vực. DĐDN đã có cuộc PV bà Trần Phương Lan - Trưởng ban giám sát và quản lý cạnh tranh (Cục quản lý cạnh tranh), Trưởng nhóm xây dựng sổ tay về vấn đề này.

Bà Lan cho biết, để hướng tới việc hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015, chính sách cạnh tranh được coi là một trong những nhân tố quan trọng trong Kế hoạch hành động ASEAN nhằm thúc đẩy cạnh tranh khu vực ở mức độ cao. Việc xây dựng ấn phẩm nhằm cung cấp cho các DN, nhà đầu tư về chính sách cạnh tranh, môi trường đầu tư tại các nước ASEAN, kể cả những nước đã ban hành luật và cả những nước đang xây dựng luật.

- Hiện nay vẫn còn khoảng cách phát triển giữa các nước ASEAN, vậy trong quá trình xây dựng ấn phẩm nhóm chuyên gia đã làm thế nào để dung hoà được khoảng cách này để những nội dung này phù hợp với các thị trường ASEAN ?

Mục tiêu mà ASEAN luôn hướng tới là tạo sự tương đồng, có các chương trình nhằm giảm thiểu khoảng cách phát triển giữa các nước ASEAN thông qua các hoạt động hợp tác, hỗ trợ của các nước phát triển hơn cho nhóm các nước kém phát triển. Để không ảnh hưởng tới các chương trình hợp tác ASEAN, trong tất cả thoả thuận đều có lộ trình, ví dụ lộ trình cắt giảm thuế, cắt giảm hàng rào phi thuế... lộ trình đó bao giờ cũng khác so với các nước có trình độ kém phát triển hơn. Thực ra đối với chính sách và Luật cạnh tranh của ASEAN mà chúng tôi đang hướng tới là tạo ra khuôn khổ cho các nước chưa xây dựng và sẽ xây dựng Luật cạnh tranh sẽ có tiền đề để xây dựng luật cho phù hợp với các nước đã xây dựng, tạo sự tương đồng giữa các nước ASEAN.

- Hiện trong ASEAN đã có một số nước ban hành Luật cạnh tranh, tuy nhiên cũng có một số nước mới đang trong quá trình hình thành. Theo bà, khi nào thì ASEAN sẽ ban hành một luật cạnh tranh chung ?

Hiện nay đã có  4 nước ban hành Luật cạnh tranh bao gồm: VN, Indonesia, Singapore, Thái Lan. Bên cạnh đó, Malaysia cũng hình thành đã thông qua và dự kiến sẽ có hiệu lực từ năm 2012. Ngoài ra, Campuchia và Philippines cũng đang trong quá trình soạn thảo, những nước còn lại là: Brunei, Lào, Myanmar đã bước đầu hình thành chính sách và Luật cạnh tranh.

Theo kế hoạch hành động của cộng đồng kinh tế ASEAN, các nước ASEAN đang nỗ lực ban hành chính sách cạnh tranh tại  tất cả các nước ASEAN vào năm 2015. Bên cạnh đó cũng thiết lập mạng lưới cơ quan cạnh tranh hoặc cơ quan đảm nhiệm quản lý cạnh tranh nhằm tạo nên diễn đàn trao đổi, hợp tác các vấn đề liên quan đến chính sách và Luật cạnh tranh.

ASEAN cũng đang nỗ lực nâng cao năng lực cho cơ quan cạnh tranh các nước thành viên ASEAN nhằm hoàn thiện chính sách cạnh tranh quốc gia và khu vực. Đồng thời xây dựng hướng dẫn về chính sách cạnh tranh, dựa trên kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn tại các nước ASEAN nhằm tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh.

- Được biết ASEAN đã thành lập nhóm chuyên gia cạnh tranh, xin bà cho biết nhóm chuyên gia sẽ thực hiện những gì để hỗ trợ cộng đồng DN nâng cao sức cạnh tranh ?

Nhóm chuyên gia đã được thành lập từ nằm 2007 với nhiệm vụ là diễn đàn thảo luận và hợp tác về chính sách cạnh tranh, tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh ở mức độ cao trong khu vực ASEAN... Hiện nay chuyên gia chia làm 5 nhóm: nhóm xây dựng năng lực (Indonesia làm trưởng nhóm); nhóm xây dựng hướng dẫn về chính sách cạnh tranh (Singapore làm trưởng nhóm); nhóm xây dựng sổ tay (VN làm trưởng nhóm); nhóm xây dựng kế hoạch nâng cao năng lực thực thi chính sách và Luật cạnh tranh (Indonesia làm trưởng nhóm); nhóm xây dựng chiến lựơc tuyên truyền về chính sách và pháp luật cạnh tranh (Singapore làm trưởng nhóm).

Chúng tôi đang nỗ lực xây dựng mạng lưới cơ quan cạnh tranh trong ASEAN, đối thoại sâu về chính sách và Luật cạnh tranh với các cơ quan liên quan cấp quốc gia và khu vực. Nâng cao nhận thức về chính sách và Luật cạnh tranh cho DN, hỗ trợ nhau trong việc xây dựng luật, xây dựng và hướng dẫn chung về chính sách và Luật cạnh tranh. Ngoài ra, cũng tạo ra các cuộc trao đổi, đàm phán FTA cấp khu vực...

- Xin cảm ơn bà !

(Theo Quốc Anh // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • Nếu chỉ có lương, đừng mơ nhà Hà Nội
  • “Dự báo lạm phát của chúng ta còn nặng về cảm tính”
  • Giá mía đường 2010 : 'Đắng' từ gốc !
  • Công báo điện tử rất hữu ích đối với cộng đồng doanh nghiệp
  • Bộ trưởng Bộ Tài chính “bênh” quỹ bình ổn giá xăng dầu
  • Nền kinh tế Việt Nam đang phục hồi trong bối cảnh bấp bênh của tăng trưởng kinh tế toàn cầu
  • Phỏng vấn GS Vũ Khiêu xung quanh vấn đề quyền hạn và trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng
  • IMF, WB "can" Việt Nam đánh đổi ổn định lấy tăng trưởng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi