Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

‘Nhật Bản sẽ tiếp tục tăng vốn ODA ở Việt Nam’

Tân Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Yasuaki Tanizaki tin tưởng như vậy trong cuộc trò chuyện với phóng viên

Chính sách cung cấp vốn ODA của Chính phủ Nhật Bản đối với Việt Nam liệu có thay đổi, thưa ông? Ưu tiên hàng đầu của các dự án sử dụng vốn ODA là gì?

Từ trước đến nay, Việt Nam sử dụng nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) rất hiệu quả. Vì thế, mặc dù hiện nay ngân sách của Chính phủ Nhật Bản đang rất hạn chế nhưng tôi tin tưởng chắc chắn rằng, phía Nhật Bản vẫn tiếp tục tăng nguồn vốn ODA cho Việt Nam để thực hiện những dự án lớn, đặc biệt là phát triển cơ sở hạ tầng. Tôi rất coi trọng việc phát triển cơ sở hạ tầng của Việt Nam, trong đó phát triển đường bộ, cảng biển, sân bay, nhà máy điện… Hiện những lĩnh vực này đều có dự án tại Việt Nam. Tôi rất mong muốn tăng thêm nguồn vốn ODA tại Việt Nam.

Tôi chỉ có thể nói rằng Nhật Bản ưu tiên ở dự án nào là do phía Việt Nam. Chính phủ Việt Nam quyết định các dự án ưu tiên và đề nghị phía Nhật Bản. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng nên hoàn thiện cơ sở hạ tầng ở Việt Nam. Trong đó, cơ sở hạ tầng kinh tế nên hoàn thiện việc nâng cấp đường bộ và cơ sở hạ tầng xã hội như các dự án cấp nước sạch… Bên cạnh đó, tôi coi trọng dự án viện trợ cho những hộ nghèo thông qua việc xây dựng trường học và bệnh viện tại các địa phương.

Những ưu tiên của ông trong nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam là gì? Ông cảm nhận như thế nào về đất nước con người chúng tôi?


Trước hết, tôi sẽ góp phần phát triển quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước ngày càng tốt đẹp hơn và thực hiện các dự án hợp tác cụ thể giữa Nhật Bản và Việt Nam. Trong những dự án có quy mô lớn và tiêu biểu giữa hai nước có dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại Việt Nam. Hiện phía Nhật Bản rất mong muốn được hợp tác với Việt Nam trong dự án này. Thứ hai, tôi sẽ ưu tiên tăng cường giao lưu văn hóa giữa hai nước, như phổ cập tiếng Nhật tại Việt Nam, giới thiệu văn hóa Nhật Bản với Việt Nam và ngược lại.

Khi sang Việt Nam, tôi cảm thấy con người Việt Nam rất là thân thiện. Thanh niên Việt Nam rất nhanh nhẹn, năng động. Những món ăn của Việt Nam rất ngon. Mặc dù thời gian rất bận, nhưng tôi cũng đã đi thăm quan thành phố và thưởng thức món ăn ngon tại Hà Nội, đặc biệt là những món ăn ngoài đường phố như bún chả, mì vằn thắn…

Xin cảm ơn Đại sứ, và xin chúc nhiệm kỳ công tác của ông tại Việt Nam thành công tốt đẹp!

(Báo Đất Việt)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • Chết người vì hố ga, miệng cống: Người dân có quyền kiện
  • Quản không chặt, lạm phát sẽ tăng cao
  • Nhật Bản quan tâm ba dự án lớn ở Việt Nam
  • Thông tư 22: Hành chính không“chỉnh” được thị trường
  • Áp lực đối với VND là do tâm lý và đầu cơ
  • Đằng sau những con số của kinh tế vĩ mô
  • Tái cơ cấu nền kinh tế: Hướng đi nào phù hợp?
  • 'Đánh giá nợ công không chỉ nhìn vào con số'
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi