Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bí thư Hà Nội: Sau 5 năm, nội thành Thủ đô giảm một triệu dân

Bí thư Hà Nội: Sau 5 năm, nội thành Thủ đô giảm một triệu dân
Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị trao đổi với báo giới ngay sau khi Luật Thủ đô được Quốc hội thông qua - Ảnh: Thảo My.

Ngay sau khi dự án Luật Thủ đô được Quốc hội thông qua, giờ giải lao của phiên họp chiều 21/11, Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị đã chia sẻ với báo giới xung quanh sự kiện này.

“Là công dân Thủ đô, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà nội, tôi thấy việc thông qua dự án luật thể hiện sự quan tâm lớn của Quốc hội với Thủ đô, đây cũng là tin vui đối với mọi người yêu quý Hà Nội, chắc các bạn nhà báo cũng chia sẻ thôi”, ông nói.

Thưa ông, vừa rồi có tới 106 vị đại biểu nhấn nút không thuận khi thông qua quy định quản lý nhập cư tại Luật Thủ đô, cũng có nghĩa là không yên tâm với biện pháp siết nhập cư tại đây, ông có đồng cảm với họ?

Tôi nghĩ rằng các đại biểu phản ánh tình cảm và mong muốn chung của các tầng lớp nhân dân, nên nếu nói một cách nào đó thì những người mong muốn dễ dàng trong quy định nhập cư cũng đều yêu quý và mong muốn chung tay góp sức xây dựng Thủ đô thôi.

Nếu theo phương án hạn chế nhập cư tại Luật Thủ đô thì mỗi năm ít nhất cũng bớt được vài trăm nghìn người so với khi chưa có quy định này. Như vậy trong vòng khoảng 4 - 5 năm giảm khoảng triệu người. Bí thư Thành ủy Hà Nội, ông Phạm Quang Nghị

Nhưng từ góc độ quản lý một đô thị thì chúng ta phải tìm lời giải nào đó tốt nhất, và cái tốt nhất ấy có thể chưa phù hợp với mong muốn của một số người, nhưng phải vì cái chung thôi.

Vậy theo đánh giá tác động của Luật Thủ đô, với quy định mới về nhập cư thì biến động dân số của Hà Nội sẽ thế nào, thưa ông?

Cái này dựa vào số liệu sau khi Hà Nội mở rộng và hợp nhất. Nếu theo phương án hạn chế nhập cư tại Luật Thủ đô thì mỗi năm ít nhất cũng bớt được vài trăm nghìn người so với khi chưa có quy định này. Như vậy trong vòng khoảng 4 - 5 năm giảm khoảng triệu người. Ở Hà Nội như thế là lớn lắm, lo được cho một triệu người ăn ở, học hành đi lại, chữa bệnh an ninh trật tự là vấn đề lớn lắm.

Nhưng trước đây Hà Nội cũng đã có nhiều lần đưa ra quy định hạn chế nhập cư và xử phạt hành chính cao hơn nhưng chưa hiệu quả, vậy cần rút kinh nghiệm thế nào?

Những quy định nhập cư và xử phạt trên một số lĩnh vực ở luật này cũng mới là từng mức thôi, chứ nếu như gọi là để triệt để thì cần những giải pháp một mặt phải đồng bộ và cần tầm mức mạnh mẽ hơn nữa. Nhưng nếu làm đột ngột đang từ trạng thái thoải mái sang mạnh mẽ ngay thì lại không đạt được sự đồng thuận trong xã hội nên chúng ta phải chấp nhận tiến từ từ thôi.

Thưa ông, Luật Thủ đô có quy định người muốn nhập cư vào nội thành phải bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân nhà ở theo quy định của Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội. Vậy thành phố đã có tính toán cụ thể về nội dung này hay chưa?

Cái này phải qua điều tra xã hội xem diện tích bình quân đầu người hiện tại của Hà Nội là bao nhiêu, thì những người có khả năng nhập cư phải đáp ứng mức trung bình tối thiểu ấy. Chứ không nên như vừa rồi, có nhà chỉ có hai chục m2 mà đồng ý cho ba, bốn chục người ở thì đó là việc làm đối phó, thế là không được.

Cũng như nhiều lần tôi đã nói, việc áp dụng điều kiện nhập cư chặt chẽ chính là đảm bảo cho những người sau khi nhập cư phải sống được điều kiện tối thiểu, chứ không phải để mặc cho họ bươn chải, học hành thế nào cũng được.

Luật Thủ đô không phải đôi đũa thần vung lên là “vừng ơi mở ra”, mà phải là quá trình. Bí thư Thành ủy Hà Nội, ông Phạm Quang Nghị

Thưa ông, còn hơn nửa năm nữa Luật Thủ đô sẽ có hiệu lực, Hà Nội xác định khâu đột phá nào để luật nhanh chóng đi vào cuộc sống ngay từ thời điểm đó?

Tất nhiên tôi phải nghĩ đến những việc cần làm chứ không phải say sưa niềm vui luật được thông qua. Trước khi có Luật Thủ đô, nhân dân cả nước đã mong đợi và yêu cầu Hà Nội xây dưng Thủ đô xứng đáng với đất nước của chúng ta. Bây giờ có luật rồi yêu cầu đó càng cao hơn. Suy nghĩ của chúng tôi làm sao làm tốt hơn nữa nhiệm vụ ấy, quản lý quy hoạch đô thị tốt hơn, trật tự an toàn giao thông, an ninh trật tự cũng phải tốt hơn, nói tóm lại là phải nâng cao trách nhiệm để xây dựng Thủ đô văn minh hiện đại.

Còn chọn đột phá, khâu yếu nhất bây giờ là kỷ cương xã hội, ở đâu cũng thấy có sự vi phạm trật tự kỷ cương xã hội, ở cả lĩnh vực xây dựng, an ninh trật tự, lối sống nếp sống, rất nhiều người chưa có ý thức xứng đáng là công dân Thủ đô.

Việc cần làm là phải nâng cao ý thức mỗi người, nhiều người chấp hành giao thông không tốt không phải do hạ tầng, do phương tiện. Bởi vậy đi liền giáo dục phải tăng chế tài, sáng nào mục chào buổi sáng trên ti vi cũng có an toàn giao thống, nhưng cứ chào xong ra đường lại đi lộn xộn. Bởi vậy Luật Thủ đô cũng có chế tài xử phạt cao hơn, mức phạt cao hơn thì răn đe tốt hơn.

Tuy nhiên, Luật Thủ đô không phải đôi đũa thần vung lên là “vừng ơi mở ra”, mà phải là quá trình. Ngay dự thảo Luật Thủ đô cũng hơn ba năm mới đi đến sự nhất trí như hôm nay. Việc đưa luật vào cuộc sống phải có thời gian, nhưng chắc chắc là luật được ban hành sẽ có tác động tích cực thì mới bỏ công sức làm cái luật này chứ.

(Theo Vneconomy)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi