Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

“Biên mậu tạo tiền đề phát triển nhiều mặt”

UBND tỉnh An Giang sẽ tổ chức Hội chợ thương mại - du lịch đầu tư cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên 2010 vào ngày 21 - 26/5/2010. Trao đổi với DĐDN, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh An Giang Vương Bình Thạnh, Trưởng BTC Hội chợ khẳng định đây sẽ là cơ hội xúc tiến đầu tư tại hai nước VN - Campuchia.

- Thưa ông, được biết trên cơ sở lợi thế và kết quả trao đổi biên mậu đạt được trong năm 2008 và 2009, tại hội chợ này, tỉnh An Giang tổ chức hội thảo thiết thực như thế nào để phát triển thị trường 24 tỉnh Campuchia cho hàng hóa của An Giang nói riêng và VN nói chung; xin ông cho biết những hoạt động thiết thực và tiêu biểu nhất ?

Với mối quan hệ láng giềng, An Giang lại có thêm lợi thế gần 100 km đường biên giới chung với Kandal và Takeo của Vương Quốc Campuchia, thông qua bốn cặp cửa khẩu: cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên (đường bộ), cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương (đường thủy) và 2 cặp cửa khẩu quốc gia là Khánh Bình và Vĩnh Hội Đông. Nhờ vậy, giá trị giao dịch hai chiều (trao đổi biên mậu) giữa An Giang và Campuchia đạt trên 1,1 tỷ USD trong năm 2008; và mặc dù chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nhưng năm 2009 con số này vẫn ở mức khá cao (trên 800 triệu USD).

Tỉnh An Giang xác định rõ từ đầu, Campuchia (với 24 tỉnh) là thị trường tiềm năng nên An Giang đã thực hiện nhiều chương trình xúc tiến, phát triển thị trường Campuchia với nhiều chương trình cụ thể bằng nhiều ký kết hợp tác giữa tỉnh với nước bạn. Nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho DN VN, An Giang đã phối hợp với TP HCM tổ chức 9 lần Hội chợ Hàng VN chất lượng cao tại Thủ đô Phnom Penh. Riêng với An Giang, Hội chợ Tịnh Biên đã được tổ chức 4 lần (lần đầu tiên được tổ chức từ năm 2007) đến năm 2009 thấy được tầm quan trọng đó và được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã phê duyệt chương trình Hội chợ Thương mại – Du Lịch và Đầu tư tại cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên vào chương trình xúc tiến thương mại quốc gia. Do vậy, năm 2010 này, hội chợ này đã được nâng lên tầm mới, mang tính chất vùng và quốc tế với tên gọi HỘI CHỢ THƯƠNG MẠI – DU LỊCH VÀ ĐẦU TƯ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 2010.

- Qua kết quả ký kết sau các hội thảo, tỉnh An Giang “thiết kế” lộ trình cụ thể là gì để giúp DN phát triển thị trường tại Campuchia ? Có chương trình hoạt động nào được khởi phát ngay trong khuôn khổ hội chợ này ? 

Nhắm đến thị trường Campuchia, trong khuôn khổ hội chợ lần này, tỉnh An Giang đã phối hợp với Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức Hội thảo “Kết nối giao thương DN VN - Campuchia”. Đây là cơ hội để các DN VN và Campuchia tìm hiểu về cơ chế chính sách và cách thức thực tế để tiếp cận thị trường lẫn nhau; bên cạnh đó, Ban tổ chức sẽ tổ chức cho các DN trực tiếp gặp gỡ, đối thoại và tiến tới ký kết hợp tác kinh doanh. Trong hội chợ này, tỉnh cũng đã phối hợp với phía Bạn tổ chức cho đoàn DN VN thực hiện Chương trình khảo sát thị trường Campuchia. Tại hội nghị “Hợp tác phát triển thương mại biên giới VN – Campuchia” lần III được tổ chức tại Long An vào ngày 6/5/2010 vừa qua, Bộ Công Thương VN và Bộ Thương mại Campuchia đã gặp gỡ và giải quyết những vướng mắc, khó khăn về cơ chế chính sách nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để DN hai bên kết nối làm ăn thuận lợi. Tại hội nghị này, tỉnh An Giang đã đề xuất việc ký kết thoả thuận áp dụng mô hình “Hải quan một cửa” để kiểm tra hàng hoá, phương tiện và con người một lần tại hai cặp cửa khẩu này để tạo điều kiện thuận lợi đẩy mạnh hơn nữa hoạt động thương mại và du lịch trong tương lai. Bên cạnh đó, cần xây dựng tại khu kinh tế cửa khẩu Tịnh Biên - một trung tâm hội chợ, triển lãm với quy mô hiện đại, đảm bảo đủ các điều kiện để nơi đây trở thành nơi gặp gỡ của DN hai nước; là nơi trưng bày, giới thiệu sản phẩm và tổ chức các sự kiện về thương mại, du lịch, văn hoá của hai nước.

- Theo ông, mức độ sẵn sàng bắt tay, hợp tác của bạn (chính quyền, nhân dân và DN Campuchia) như thế nào khi các DN An Giang và VN phát triển thị trường bên đó ? Hiện là người trực tiếp chỉ đạo chương trình này, ông có lời khuyên hay lưu ý gì để DN của ta có thể đạt được kết quả thiết thực khi hưởng ứng kêu gọi của tỉnh An Giang ?

Đối với thị trường Campuchia, người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến các sản phẩm của VN; vì thế, hàng hóa của VN ngày càng chiếm được thị phần tại Campuchia với mức tăng trên 40% mỗi năm. Phía bạn đã sẵn sàng, vấn đề còn lại là ta phải làm thế nào để ngày càng tăng cường niềm tin của bạn vào người anh em “láng giềng gần” vốn chí nghĩa, chí tình như VN. Đối với DN VN thì đây là cơ hội rất tốt để thâm nhập thị trường Campuchia vì chúng ta đã có những cơ chế chính sách hợp lý, luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất để các DN xuất khẩu hàng hóa sang thị trường này. Bên cạnh đó, hiện nay do mối quan hệ giữa Campuchia với Thái Lan đang khó khăn nên người tiêu dùng Campuchia đã chuyển sang sử dụng và ưa thích các sản phẩm do VN sản xuất ngày càng nhiều hơn. Đó là tín hiệu đáng mừng và đáng khích lệ cho sản xuất hàng hóa của DN An Giang nói riêng và VN nói chung.

- Xin cảm ơn ông .

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • Ai sẽ “kiểm toán” các công ty kiểm toán?
  • “Thanh tra Vinashin không phải vì tố cáo”
  • Loại bỏ 40 dự án thủy điện vừa và nhỏ
  • Dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam: "Chắc thắng thì hẵng đánh"
  • Phơi bày thế giới ngầm kinh doanh sữa
  • Câu lạc bộ doanh nghiệp xuất khẩu Việt: Chứng minh hiệu quả để thu hút doanh nghiệp
  • Sắp tới, nắng nóng, bão lũ sẽ dữ dằn hơn
  • Thống đốc Ngân hàng: 'Sẽ mạnh tay với tăng lãi suất chui'
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi