Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cần có luật quản lý tập đoàn

Ông Trần Du Lịch, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM trả lời báo chí bên lề kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIII, 24-5.

Ông Trần Du Lịch nói: Cần sớm có đạo luật về giám sát sử dụng vốn Nhà nước tại các tập đoàn. Trong đạo luật này phải giao Quốc hội (QH) thẩm quyền giám sát, đặc biệt là với các tập đoàn, tổng Cty lớn.

Câu chuyện thua lỗ của Vinashin rồi Vinalines cho thấy không chỉ tập đoàn mà người đứng đầu các bộ ngành cần có sự giám sát của QH?

Đây là một lỗ hổng. QH là đại diện cao nhất của nhân dân mà không thể tham gia giám sát các tập đoàn, Tổng Cty. Ở một số nước, các tập đoàn lớn của Nhà nước thì điều lệ được đưa ra bàn bạc như một đạo luật và cái gì quyết định có liên quan cũng được đưa ra QH.

Cơ quan nào ban hành quyết định thì phải giám sát nó. Nhưng chúng ta chưa thể xây dựng thành một đạo luật nên tôi đề nghị cần có điều lệ cho một số tập đoàn, Tổng Cty lớn.

Về lâu dài, khi chúng ta xây dựng một số tập đoàn, Tổng Cty ở tầm quốc gia, quy mô quốc tế thì phải có đạo luật và có sự giám sát của QH.

Qua thanh tra một số tập đoàn đã phát hiện ít nhiều sai phạm, dư luận băn khoăn việc xử lý trách nhiệm của những người đứng đầu chưa thực sự nghiêm?

Chúng ta nghiêm khắc chứ không nhân nhượng. Nhưng cơ chế để xử lý vi phạm người đại diện vốn nhà nước tại các tập đoàn thế nào thì vẫn chưa rõ ràng. Do đó, không có địa chỉ cụ thể để qui trách nhiệm cho từng cá nhân.

Vậy theo ông, để lấp lỗ hổng đó cần phải có đạo luật về giám sát việc sử dụng vốn của Nhà nước tại một số tập đoàn, tổng công ty?

Việc này phải ưu tiên. Vì từ sự việc Vinashin, đến giờ là Vinalines khiến người dân rất bức xúc về cách sử dụng nguồn vốn và tài sản của nhà nước. Cần sớm có đạo luật về giám sát sử dụng vốn Nhà nước tại các tập đoàn.

Trong đạo luật này phải giao QH một thẩm quyền giám sát, đặc biệt là với các tập đoàn, tổng Cty lớn. Chỉ khi công khai minh bạch mới thấy được những đầu tư sai, sử dụng vốn kém hiệu quả, tùy tiện. Nếu như chúng ta giám sát trước thì đã có biện pháp để ngăn chặn nhưng rất tiếc tới nay chưa làm.

Bộ trưởng GTVT phải giải trình

Ông Dương Chí Dũng (đang bị truy nã) được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Hàng hải chỉ 2 tháng trước khi vụ việc tại Vinalines vỡ lở, lúc đó DN đang bị thanh tra, thậm chí đã nhận được dự thảo kết luận về sai phạm. Ông thấy việc bổ nhiệm này có vấn đề gì?

Thực tế, trong quá trình thanh tra một tập đoàn kinh tế, khi chưa có kết luận của Thủ tướng, thanh tra lập dự thảo và trao đổi với DN nhiều lần.

Kết luận cuối cùng của thanh tra bao giờ cũng trao đổi với lãnh đạo DN và cho anh giải trình, khi anh giải trình không được và không thuận thì thanh tra mới kết luận. Thế nên đừng lấy ngày kết luận thanh tra với ngày bổ nhiệm để nói tôi bổ nhiệm trước khi thanh tra kết luận. Cái đó là một sự chống chế không thuyết phục.

Theo ông, bây giờ cần xem xét vấn đề trách nhiệm như thế nào?

Theo tôi, Bộ trưởng GTVT phải giải trình trách nhiệm về việc bổ nhiệm Cục trưởng Cục Hàng hải và tôi tin rằng nhiều đại biểu QH cũng sẽ chất vấn việc này trong những ngày tới đây.

Xin cảm ơn ông!

Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ:

Tập đoàn nhà nước thua lỗ nặng bị giám sát đặc biệt

Bộ Tài chính vừa trình Chính phủ Quy chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động đối với doanh nghiệp Nhà nước (DNNN), theo đó, sẽ có cơ chế giám sát đặc biệt với các DNNN làm ăn thua lỗ, có dấu hiệu mất vốn nhà nước (dự kiến ban hành trong tháng 5).

Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ cho biết: quy định này có nhiều điểm mới, quy định 2 nội dung: giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động.

DN có thể bị đặt vào tình trạng giám sát tài chính đặc biệt nếu rơi vào trường hợp sau: kinh doanh thua lỗ, hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu vượt mức an toàn theo quy định; có lỗ phát sinh từ 30% vốn chủ sở hữu trở lên hoặc tổng lỗ lũy kế lớn hơn 50% vốn chủ sở hữu; hệ số khả năng thanh toán nợ quá hạn thấp hơn 0,5; báo cáo không đúng sự thật tình hình tài chính của DN, làm sai lệch kết quả, báo cáo kê khai gian dối như lãi thật, lỗ giả… (Nguyễn Tuấn)

Nguyên Đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết:

Khó hiểu chuyện bỏ trốn của bị can Dương Chí Dũng

Không ai có thể tin là trong cả quá trình thanh tra, lãnh đạo Bộ GTVT không biết gì về những sai phạm của Vinalines và trách nhiệm của ông Dũng. Theo tôi, Bộ Giao thông Vận tải cần kiểm điểm việc này và giải trình trước công luận.

Thứ hai, việc ông Dương Chí Dũng bỏ trốn cũng là một việc tôi cho là khó hiểu. Đối với những người có khả năng bị khởi tố như ông Dũng thì công an thường theo dõi rất chặt, làm sao có thể bỏ trốn ngay đúng trước thời điểm công bố quyết định khởi tố và bắt tạm giam được.

Có nhiều điểm trùng lặp giữa vụ việc ở Vinalines với vụ việc ở Vinashin trước đây. Vinashin mua những con tàu cũ nát, còn Vinalines mua ụ nổi cũ giá nhiều chục triệu USD. Cả hai tập đoàn đều chung một bài ca lỗ báo thành lãi. Đó là những điểm lớn. Nhưng đến cả những điểm nhỏ hơn cũng giống nhau: ở cả hai vụ việc đều có những nhân vật đóng vai trò đầu mối sai phạm bỏ trốn thành công ngay trước khi bị tống đạt quyết định khởi tố.

Cao Nhật

(Theo Tiền phong)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • Cạnh tranh hay độc quyền?
  • Chuyên gia kinh tế “bắt bệnh” và “bốc thuốc” cho Vinashin, Vinalines
  • Chứng khoán và bất động sản "tiếp tay" cho rửa tiền ở Việt Nam
  • Cà phê cuối tuần: “Chính phủ quần quật hơn cả nông dân”
  • TS. Vũ Đình Ánh:Tái cấu trúc nền kinh tế: “Tái” cái gì, bắt đầu từ đâu?
  • PGS. TS Trần Đình Thiên: 'Phải xem tái cấu trúc là một sản phẩm chiến lược'
  • Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán nông sản: Khuyến cáo từ “trọng tài”
  • "Lương Thứ trưởng cũng không đủ sống!"
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi