Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán nông sản: Khuyến cáo từ “trọng tài”

Thời gian qua, hợp đồng (HĐ) mua bán nông sản giữa nông dân hay những tổ hợp tác cung ứng với các DN thường xảy ra tranh chấp hoặc bị vỡ, Luật sư (LS) Trần Hữu Huỳnh - Trưởng Ban Pháp chế VCCI cho rằng, nguyên nhân sâu xa là các bên, đặc biệt là nông dân còn kém hiểu biết về pháp luật.

Theo LS Trần Hữu Huỳnh, thực trạng này là khá phổ biến ở VN hiện nay, không chỉ riêng trong mua bán nông sản mà còn cả trong các HĐ khác nữa. Lí do: các bên không hiểu biết về pháp luật dẫn đến không tôn trọng HĐ đã ký cũng như không biết tự bảo vệ khi có thiệt hại xảy ra. 

- LS nhận định thế nào về mối quan hệ mua bán nông sản giữa DN và nông dân (các hộ chăn nuôi, trồng trọt, trang trại...) ở VN. Vì sao khi có tranh chấp HĐ (có khi rất lớn  từ vài chục đến hàng trăm tỉ đồng) nông dân thường chịu thiệt ?

Trong thời gian gần đây, các tranh chấp giữa DN và nông dân xảy ra nhiều hơn, một phần cũng bởi tình hình kinh tế khó khăn. Lí do sâu xa do thiếu cẩn thận trong soạn thảo HĐ, không tôn trọng HĐ đã ký kết. Người nông dân không lường hết khó khăn sẽ gặp phải khi thực hiện HĐ cũng như chưa có đầy đủ kiến thức về pháp luật để tự bảo vệ mình, dẫn đến nội dung HĐ khá sơ sài. Khi ký kết cả hai bên chỉ tập trung vào các điều khoản về số lượng, thanh toán, giao hàng mà quên đi những điều khoản khác, trong đó có điều khoản về giải quyết tranh chấp nếu xảy ra. Thực trạng này không chỉ có trong HĐ mua bán nông sản mà cả đối với nhiều loại HĐ khác, thậm chí các HĐ giữa các DN lớn.

Ngoài ra, trong quá trình thực hiện HĐ, các bên không nắm rõ về HĐ và pháp luật về HĐ nên việc thực hiện tùy tiện. Khi có tranh chấp xảy ra, người nông dân do thiếu hiểu biết pháp luật nên thường chịu phần thiệt thòi về mình, thường có tâm lý ngại, không muốn kiện tụng sợ tốn kém, mất thời gian, phiền hà.

- Cơ chế giải quyết tranh chấp theo trọng tài có thể áp dụng cho loại hình HĐ mua bán nông sản được không. Nếu được, các bên tham gia cần chú ý điều gì ? 

Dùng cơ chế giải quyết tranh chấp theo trọng tài trong HĐ mua bán nông sản là hoàn toàn có thể. Tuy nhiên, hiện các hộ nông dân và kể cả DN khi tham gia ký kết thường ít khi đề cập đến cơ chế này. 

Cả nông dân và DN phải có kiến thức về pháp luật, đặc biệt liên quan vấn đề ký kết HĐ.

Cơ chế giải quyết tranh chấp theo trọng tài là một trong những phương thức giải quyết được xem là nhanh chóng, hiệu quả, theo Luật Trọng tài Thương mại, trọng tài có thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại hoặc ít nhất một bên có hoạt động thương mại. Trọng tài có rất nhiều ưu điểm và đang ngày càng trở thành xu thế phổ biến để giải quyết tranh chấp trên thế giới. Một trong số đó là các bên tranh chấp có thể lựa chọn trọng tài viên là những chuyên gia hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực tranh chấp, ví dụ như chuyên gia về hợp đồng mua bán nông sản.

Ngoài ra, giải quyết tranh chấp bằng trọng tài đảm bảo tính bí mật cho các bên tranh chấp, sau tranh chấp các bên không bị ảnh hưởng đến uy tín trên thương trường. Phán quyết trọng tài có hiệu lực thi hành giống như bản án của Tòa án, hoàn toàn có khả năng thi hành chứ không chỉ nằm trên giấy tờ và không có khả năng thi hành như nhiều người vẫn nghĩ.

- Là Trưởng Ban Pháp chế VCCI, LS có thể cho biết VCCI đã có những hoạt động gì giúp giải quyết tranh chấp HĐ trong lĩnh vực mua bán nông sản nói riêng và thương mại nói chung ?

VCCI và VIAC (Trung tâm Trọng tài Quốc tế) đã có rất nhiều các hoạt động hỗ trợ thực hiện HĐ, giải quyết tranh chấp… Cụ thể, VCCI tổ chức các hội thảo về pháp luật chung cũng như pháp luật về trọng tài, còn VIAC cung cấp những bài học kinh nghiệm để người nông dân và DN rút kinh nghiệm, giúp giải quyết tranh chấp.

Mới đây nhất, ngày 11/5/2012, VCCI Cần Thơ đã  phối hợp với Trung tâm Trọng tài Quốc tế VN tổ chức hội thảo “HĐ thu mua nông sản: Thực trạng và những vấn đề về thể chế pháp lý”. Đây là cơ hội để các DN, nông dân gặp gỡ trao đổi với các chuyên gia về HĐ mua bán nông sản, tìm hiểu phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài...

- Lời khuyên của LS với nông dân, DN trong ký kết HĐ mua bán nông sản là gì ?

Như tôi đã nêu, phải có kiến thức về pháp luật, đặc biệt liên quan vấn đề ký kết HĐ. Các bên cần chú ý nếu muốn lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, thì HĐ phải có điều khoản trọng tài. Tốt nhất là theo điều khoản mẫu của các Trung tâm trọng tài, trong đó có VIAC.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • "Lương Thứ trưởng cũng không đủ sống!"
  • “Cần đặt hàng thêm cho chính sách tài khóa”
  • Cơ quan nào sẽ quản doanh nghiệp nhà nước?
  • Ngành logistics “khát” sinh viên
  • 'Tái cơ cấu kinh tế không phải để xin tiền'
  • TS. Vũ Thành Tự Anh: Hỗ trợ phải trên nền tảng ổn định vĩ mô
  • Muốn làm lãnh đạo, phải thi!
  • Cứu doanh nghiệp: “Miễn giảm thuế không có tác dụng”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi