Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

“Cần tiếp tục kéo giảm CPI”

“Cần tiếp tục kéo giảm CPI”
Ông Vũ Viết Ngoạn, Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2012 nhiều khả năng “cán đích” ở mức tăng 8%, giảm mạnh so với mức tăng trên 18% của năm 2011. Tuy nhiên, theo TS.Vũ Viết Ngoạn - Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, mức tăng này vẫn là cao so với sức chịu đựng của người dân cũng như doanh nghiệp.

CPI năm 2012 giảm mạnh so với kế hoạch đề ra, nhưng GDP cũng vậy. Liệu có thể nhận định nền kinh tế của chúng ta vừa trải qua một năm không mấy thành công, thưa ông?


Về kiềm chế lạm phát, mặc dù CPI năm 2012 nhiều khả năng sẽ dừng ở mức tăng 8%, giảm mạnh so với mức tăng 18,13% của năm 2011, nhưng mức tăng này vẫn là cao so với sức chịu đựng của người dân cũng như doanh nghiệp. Còn tăng trưởng GDP năm 2012 đạt khoảng 5,2% theo tôi là kết quả tích cực, phù hợp với “sức khỏe” nền kinh tế của chúng ta theo hướng nhìn nhận không chạy theo chỉ tiêu tăng trưởng.

Thực tế, muốn đạt được chỉ tiêu như kế hoạch đề ra (tăng 6 - 6,5%) là không thể được và ngay từ khi đề ra mục tiêu này, chúng ta cũng đã xác định là để cố gắng vì mục tiêu chính trị, chứ xét theo thực lực là rất khó.

Nhìn một cách tổng thể, nền kinh tế của chúng ta tuy những tháng đầu năm có trầm lắng, nhưng từ tháng 9 bắt đầu ấm lại. Tổng cầu của nền kinh tế từ thời điểm này đã được cải thiện đáng kể so với 2 quý đầu năm với mức độ gia tăng khả quan hơn.

Ở từng nhân tố của tổng cầu đều thể hiện sự cải thiện: vốn đầu tư toàn xã hội tăng khá mạnh so với những tháng đầu năm; tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ từ tháng 7 liên tục tăng; xuất nhập khẩu tiếp tục có chuyển biến tích cực...

Nhìn một cách tổng thể, nền kinh tế của chúng ta tuy những tháng đầu năm có trầm lắng, nhưng từ tháng 9 bắt đầu ấm lại. Ông Vũ Viết Ngoạn, Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia

Nhưng như Chủ tịch Quốc hội có nói: “để GDP tăng thấp thì rất nguy hiểm”, mà kết quả năm nay chúng ta đạt được thấp tới hơn 1 điểm phần trăm so với chỉ tiêu đề ra. Xin cho biết quan điểm của ông?

Tất nhiên, hệ lụy của tăng trưởng kinh tế không cao như kỳ vọng là các doanh nghiệp sẽ khó khăn, khó khăn trong giải quyết việc làm... Nhưng chính sách kinh tế luôn luôn có tính hai mặt.

Theo đó, muốn đạt được mục tiêu này khó tránh khỏi việc ảnh hưởng đến mục tiêu khác. Chẳng hạn, chúng ta muốn tăng trưởng nhanh để giải quyết được công ăn việc làm, nhưng nếu không thận trọng có thể dẫn tới lạm phát, bất ổn vĩ mô...

Bởi vậy mục tiêu tổng quát trong điều hành của Chính phủ là tiếp tục kiên định mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ mô, xây dựng nền tảng vững chắc hơn, mục tiêu đó phải xuyên suốt trong 10 năm tới.

Nếu chúng ta đẩy GDP cao hơn trong khi nguồn lực thực tế có giới hạn sẽ kéo theo chỉ số CPI tăng lên, đời sống của nhân dân sẽ khó khăn hơn.

Tôi cho rằng, chúng ta phải chấp nhận những áp lực khi tăng trưởng kinh tế giảm thì mới có đủ quyết tâm theo đuổi mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô. Chính phủ cần tiếp tục các giải pháp kéo giảm CPI. Như tôi vừa nói, chỉ số giá tiêu dùng tăng ở mức 8% vẫn là cao so với sức chịu đựng của người dân và doanh nghiệp.

Quốc hội vừa thông qua các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của năm 2013, trong đó, chỉ tiêu GDP và CPI gần như giống với kết quả thực hiện năm 2012. Ông có bình luận gì về sự “dậm chân tại chỗ” của hai con số này?

Nếu xét về tiềm năng cơ bản của Việt Nam thì GDP năm tới có thể tăng cao hơn. Nhưng tính thực tế mức tăng GDP trong những năm gần đây và do ảnh hưởng từ nhiều tác động, xét khả năng từ cả bên cung, bên cầu của nền kinh tế thì tăng trưởng GDP của năm 2013 ở mức 5,5% là hợp lý. Chúng ta thông qua chỉ tiêu là để đưa chỉ tiêu đó trở thành hiện thực.

Còn với chỉ tiêu CPI, chúng ta đặt ra mức tăng khoảng 8% là thể hiện sự thận trọng, cân nhắc  để đảm bảo khả năng thực hiện. Nếu không có những cú sốc từ bên ngoài, chúng ta có thể kiểm soát được lạm phát ở dưới mức đó và tất nhiên, khi có điều kiện thuận lợi hơn thì cần thiết phải cố gắng đưa lạm phát xuống thấp hơn nữa. 

Đối với thị trường bất động sản, khi tốc độ lạm phát được kiểm soát, kinh tế vĩ mô dần ổn định, thanh khoản của hệ thống ngân hàng ngày càng được cải thiện, hy vọng thị trường bất động sản sẽ bước qua được những ngày tháng khó khăn. Ông Vũ Viết Ngoạn, Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia

Theo dự cảm của ông, nền kinh tế năm 2013 sẽ ấm lại bắt đầu từ những khu vực nào?

Trước hết, tín dụng của nền kinh tế năm 2013 sẽ cải thiện đáng kể. Nguồn vốn tín dụng có tăng hay không, tăng bao nhiêu phải dựa vào 2 phương diện là cung tín dụng và cầu đầu tư của nền kinh tế. Về phía cung tín dụng, nhờ vào những biện pháp tích cực của Ngân hàng Nhà nước, thanh khoản của hệ thống ngân hàng ngày một ổn định hơn, nên các tổ chức tín dụng nhiều khả năng sẽ điều chỉnh chính sách tín dụng theo hướng “nới lỏng” hơn, vì thế cung tín dụng sẽ được nới rộng hơn.

Trong khi đó, cầu tín dụng cũng được cải thiện đáng kể do tổng cầu của nền kinh tế được cải thiện; hàng hóa tồn kho giảm bớt... Chỉ số hàng tồn kho tuy vẫn ở mức khá cao nhưng đã giảm mạnh kể từ tháng 3 tới nay.

Chỉ số này giảm đồng nghĩa với sức mua của thị trường tăng dần, doanh nghiệp tăng đầu tư vào sản xuất - kinh doanh. Đồng thời, năm 2013, tiêu dùng của khu vực tư nhân và Nhà nước tiếp tục khởi sắc do hiệu ứng của chính sách dỡ bỏ giới hạn chi tiêu công, tăng lương... nên cầu đầu tư sẽ gia tăng.

Đối với thị trường bất động sản, khi tốc độ lạm phát được kiểm soát, kinh tế vĩ mô dần ổn định, thanh khoản của hệ thống ngân hàng ngày càng được cải thiện, hy vọng thị trường bất động sản sẽ bước qua được những ngày tháng khó khăn.

(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)

(Theo Vneconomy)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi