Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cần xử lý dứt điểm các dự án thép “vượt rào”

Theo đại diện Vụ Công nghiệp nặng, Bộ Công Thương, cần xử lý dứt điểm đối với những dự án thép không đủ tiêu chuẩn, ngoài quy hoạch và không đủ khả năng triển khai bằng cách rút giấy phép đầu tư, hoặc chuyển đổi chủ đầu tư của những dự án này.

Ông Bùi Quang Chuyện: Ảnh Chinhphu.vn

Con số 32 trong 65 dự án thép được cấp phép từ 2007 tới nay là ngoài quy hoạch không khỏi khiến nhiều người lo ngại bởi những ảnh hưởng tiêu cực của nó đối với quy hoạch phát triển ngành thép.

Phóng viên Cổng TTĐT Chính phủ đã phỏng vấn Vụ phó Vụ Công nghiệp nặng (Bộ Công Thương-BCT) Bùi Quang Chuyện về thực trạng và giải pháp tháo gỡ tình trạng này.

Được biết, BCT đã mất rất nhiều công sức đốc thúc các địa phương báo cáo kết quả đợt rà soát vừa qua. Ông đánh giá thế nào về chất lượng của những báo cáo này?

Tôi cho rằng số liệu trong báo cáo chưa đầy đủ, chưa cập nhật và còn thiếu chính xác.

Nhiều dự án được cấp phép, đưa vào triển khai song cơ quan quản lý địa phương là các Sở Công Thương không hề biết. Nguyên nhân của tình trạng này là sự phối hợp trong công tác quản lý, cấp phép của các cơ quan ở địa phương chưa chặt chẽ.

Chẳng hạn Sở Công Thương Vĩnh Phúc không biết Dự án sản xuất thép xây dựng công suất 300.000 tấn/năm của Công ty Cổ phần thép Việt Đức được cấp phép và đưa vào sản xuất từ tháng 4/2010.

Hay như ở Bà Rịa-Vũng Tàu, Ban quản lý khu công nghiệp đã tự động cấp phép đầu tư cho một số dự án mà không xin ý kiến Sở Công Thương.

Những địa phương “dẫn đầu” cả nước về dự án thép ngoài quy hoạch là Bà Rịa – Vũng Tàu,  Hải Phòng.

Vậy, ông cho biết quan điểm của Bộ về tình trạng cấp phép ngoài quy hoạch?

Từ 2007 đến nay, trong 65 dự án đã, đang và sẽ triển khai thì một nửa trong số này (32 dự án) được cấp phép đầu tư nhưng chưa được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ và ý kiến của BCT. Bộ đã đề xuất thu hồi giấy phép đầu tư của một số dự án, song cho đến nay chưa địa phương nào có quyết định thu hồi.

Quan điểm của BCT là không ủng hộ địa phương cấp giấy chứng nhận đầu tư cho những dự án thép ngoài quy hoạch, những dự án sản xuất  thép đã cung cấp đủ nhu cầu trong nước như sản xuất thép xây dựng, những dự án không đủ tiêu chuẩn về công nghệ, môi trường, nguồn nguyên liệu (quặng sắt), nhiên liệu (than, điện, nước).

Bộ cho rằng cần xử lý dứt điểm đối với những dự án không đủ tiêu chuẩn, ngoài quy hoạch và không đủ khả năng triển khai (thiếu vốn, thiếu quặng để duy trì sản xuất, hoặc quá 12 tháng không thể tiến hành khởi công) bằng cách rút giấy phép đầu tư, hoặc chuyển đổi chủ đầu tư của những dự án này.

Theo ông, đâu là nguyên nhân của những dự án thép “vượt rào” này?

Chúng tôi cũng nhận thấy bản thân các địa phương chưa thấy hết được hậu quả khi cấp phép đầu tư cho những dự án này. Họ đã không quan tâm đến cung cầu của thị trường, chưa tính toán hiệu quả đầu tư cũng như tính bền vững của dự án, các vấn đề về môi trường, nguyên, nhiên liệu. Đây có lẽ là do tâm lý nôn nóng muốn phát triển công nghiệp địa phương, muốn có dự án thép tại địa bàn để cung cấp cho nhu cầu địa phương.

Vậy tình trạng cấp phép bất chấp quy hoạch thép của các địa phương sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của ngành thép, thưa ông?

Quy hoạch thép bị phá vỡ kéo theo cung vượt cầu, khiến sản lượng thép sản xuất trong nước dư thừa, gây lãng phí nghiêm trọng về tài nguyên, nhiên liệu, đời dự án quá ngắn, gây thiệt hại cho quốc gia. Những doanh nghiệp trong quy hoạch sẽ không thể phát huy hết công suất, tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong nước.

Bà Rịa – Vũng Tàu có 13 dự án thép thì 7 dự án ngoài quy hoạch, như Nhà máy thép cán nguội Thống Nhất-Công ty Cổ phần Thống Nhất; Nhà máy cán nguội Thép Việt-Công ty Cổ phần Thép Việt; Nhà máy thép cán thép Dự ứng lực- Công ty Cổ phần thép Pomina…

Hải Phòng có 9 nhà máy thép thì  đến 5 dự án ngoài quy hoạch, như Nhà máy luyện cán HTS (công suất phôi 500.000 tấn/năm, cán 500.000 tấn/năm)- Công ty TNHH HTS; Nhà máy thép hình Vinakansai-Công ty Cổ phần thép Vinakansai; Nhà máy phôi thép Úc-Công ty TNHH thép Úc…

Dự án đã cấp phép đầu tư nhưng không đủ khả năng triển khai khi bị rút giấy phép sẽ gây lãng phí về nguồn lực, tạo tâm lý không tốt cho nhà đầu tư, gây khó khăn cho công tác quản lý vì khắc phục hậu quả của những dự án “bất khả thi” này vô cùng khó khăn.

Ở đây trường hợp của dự án LionGroup-Vinashin là một điển hình. Với số vốn đăng ký là 9,7 tỷ USD, công suất 4,5 triệu tấn/năm. Tuy nhiên sau hơn 3 năm triển khai, nhà đầu tư chỉ chi 83 tỷ đồng cho giải phóng mặt bằng rồi không có một động thái nào khác do khó khăn trong việc thu xếp vốn. Hiện nay Sở Công Thương Ninh Thuận không thể liên lạc được với chủ đầu tư.

Một dự án như nhà máy sản xuất phôi công suất 500.000 tấn/năm có thể tiêu thụ điện với công suất của một nhà máy điện 110MW. Như vậy, xây dựng một nhà máy thép ngoài quy hoạch không chỉ phá vỡ quy hoạch thép mà còn phá vỡ cả quy hoạch điện của địa phương nói riêng và cả nước nói chung.

Vậy dừng cấp phép các dự án mới có phải là giải pháp tối ưu? Và theo ông, chúng ta cần làm gì để chấm dứt tình trạng cấp phép dự án thép tràn lan trong thời gian qua?

Những dự án “vượt rào” thực ra đã được cấp phép hoặc đồng ý về chủ trương đầu tư từ trước năm 2009, tức là trước khi có yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ dừng cấp phép dự án ngoài quy hoạch, không đủ điều kiện. Số lượng dự án được cấp phép ngoài quy hoạch sau khi có chỉ đạo của Chính phủ là rất ít.

Thực ra chúng ta chỉ không ủng hộ việc cấp phép đối với dự án ngoài quy hoạch hoặc những dự án thép trong nước đã sản xuất đủ nhu cầu như thép xây dựng. Còn đối với những mặt hàng thép trong nước chưa sản xuất được như thép cán tấm nóng, thép hình, thép đóng tàu, phôi, sắt xốp, gang… thì chúng ta vẫn mở rộng cửa cho các nhà đầu tư.

Bộ đang xem xét để đưa một số dự án “vượt rào” vào quy hoạch ngành thép như Nhà máy sản xuất thép đặc biệt công suất 1 triệu tấn của Posco (Hàn Quốc), Nhà máy thép tấm cán nóng Formusa (Đài Loan), Nhà máy thép Quang Liên (Quảng Ngãi) vì đây là những dự án đáp ứng được các tiêu chí mà quy hoạch đã đề ra và khả năng thực hiện rất cao. Tuy nhiên, Bộ sẽ khảo sát tại chỗ chứ không chỉ dựa trên các báo cáo của địa phương.

Tôi cho rằng chúng ta cũng không nên quá quan ngại về tình hình “bội thực” dự án thép hiện nay. Vì quy luật của thị trường là dự án mới thay thế dự án cũ. Khi dự án mới được đưa vào cũng là đến chu kỳ kết thúc của những dự án cũ. Nhu cầu tiêu thụ cũng chỉ là dự báo, kinh tế-công nghiệp (mà cụ thể ở đây là giao thông-xây dựng) nước ta sẽ còn phát triển mạnh, do vậy nhu cầu sử dụng thép vẫn rất cao. Và con số dự báo này sẽ còn thay đổi.

 Chúng ta vẫn đang thực hiện lộ trình hạn chế tiến tới xóa bỏ các dự án cũ, quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, tiêu tốn năng lượng. Có điều các vấn đề như sản phẩm, chủng loại, số lượng, công nghệ đi kèm các điều kiện khác cần được cơ quan cấp phép nghiên cứu hết sức kỹ lưỡng và thấu đáo. Đồng thời cần tham khảo ý kiến các bộ, ngành để đặt dự án trong quy hoạch ngành và các quy hoạch khác có liên quan như quy hoạch năng lượng, lưới điện và quy hoạch kinh tế vùng để cân đối cung cầu.

(Theo Nguyệt Hà // Tin Chính phủ)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • Nguyên đại diện Thương mại Mỹ và câu chuyện WTO với Việt Nam
  • Chủ động để thành công khi AEC thành lập
  • Giá thép chạm đáy do nhà đầu cơ xả hàng tồn
  • Sau 1-7 doanh nghiệp Nhà nước chưa chuyển đổi: Nhiều rủi ro
  • Gắn con người với xây dựng thương hiệu quốc gia
  • Chính phủ không ưu ái Vinashin
  • Chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước: Dừng ở cái tên?
  • “GDP năm nay tăng 6,5% không khó, nếu...”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi