Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Công thức 3C trong bảo vệ chủ quyền

Trao đổi với PV Tiền Phong, Ông Việt Long, chuyên gia nghiên cứu biển Đông cho rằng, nếu chúng ta triển khai tốt công thức 3 C (công khai, công luận, công pháp) thì không chỉ giúp Việt Nam mà tất cả các nước đều được hỗ trợ trên con đường đấu tranh cho công lý.

“Đường lưỡi bò” phi lý mà Trung Quốc đưa ra bị nhiều nước phản đối.

Cụ thể công thức “3 C” là gì thưa ông?

Đó là công khai, công luận và công pháp. Thứ nhất là chúng ta phải công khai hết những lập trường của các bên, phân tích rõ để người dân hiểu, công khai những sự kiện xảy ra nghiêm trọng trên biển Đông như đã làm trong vụ tàu Bình Minh 02 bị cắt cáp. Đáp lại những phát biểu của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc thì việc công khai là rất cần thiết trong tình hình hiện nay.

Thứ hai là Công luận, không phải chỉ là nói cho dư luận trong nước mà là cả cho người dân của các nước đang yêu sách trên biển Đông, cho dư luận quốc tế. Làm sao để mọi người cùng hiểu tính chất vô lý trong yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc, thấy rõ lập trường chính nghĩa của Việt Nam, tranh thủ được sự ủng hộ của công luận quốc tế.

Không chỉ Việt Nam, Philippines, Malaysia, mà ngay cả những nước không liên quan đến tranh chấp như Indonesia, Mỹ, học giả của các nước khác cũng đều đã lên tiếng phản đối “đường lưỡi bò”. Việc áp đặt “đường lưỡi bò” này để đòi quyền tài phán trên cả vùng biển rộng lớn, chiếm 80% diện tích biển Đông là hành động vô lý, không thể chấp nhận.

Thứ ba là Công pháp, ở đây chính là luật pháp quốc tế. Giải quyết tranh chấp trên biển Đông phải căn cứ vào Luật quốc tế, Công ước Luật Biển 1982, Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002. Việt Nam cũng là một trong những tác giả của DOC đã được Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc ký tháng 10-2002. Nếu chúng ta làm tốt thì vũ khí 3 C sẽ hết sức lợi hại, trợ giúp không chỉ Việt Nam mà tất cả các nước trên con đường đấu tranh cho công lý.

Vậy theo ông trong công thức “3 C” thì yêu cầu công khai đã được chúng ta thực hiện như thế nào?

Chúng ta đã 3 lần đưa ra Sách trắng về chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Những năm gần đây, chúng ta đã tổ chức hai hội thảo quốc tế về biển Đông rất thành công với sự tham gia của nhiều học giả quốc tế. Họ đã đến Việt Nam để phê phán lập luận “đường lưỡi bò” của Trung Quốc, để ủng hộ lập trường chính nghĩa của chúng ta. Tất nhiên, chúng ta còn nhiều việc phải làm để đưa những thông tin, kiến thức về chủ quyền, Luật Biển... đến với công chúng, làm sáng tỏ hơn lập trường của chúng ta trên trường quốc tế.

Đàm phán hòa bình là mong muốn của tất cả các nước, nhưng một số học giả cũng cho rằng, giữa lời nói và hành động cụ thể của Trung Quốc lại có khoảng cách, thưa ông?

Trong Đối thoại Shangri-La 2011 vừa qua, sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc phát biểu thì Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam đã nói, Việt Nam mong muốn Trung Quốc thể hiện đúng như những gì mà Trung Quốc đã nói, cam kết. Trung Quốc nói là họ yêu chuộng hòa bình, sẵn sàng cùng các bên đàm phán. Nhưng trên thực tế, Trung Quốc lại tuyên bố lệnh cấm đánh bắt cá trên biển Đông, cản trở tàu thuyền Philippines, Việt Nam, tuyên bố đóng giàn khoan 3.000 m, đóng tàu sân bay hoạt động trên biển Đông. Đây là điều gây quan ngại và buộc các nước trong khu vực bên cạnh giải pháp hòa bình thì phải đẩy mạnh tăng cường tiềm lực quốc phòng theo hướng tự vệ.

(Theo Tienphong Online)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • “Trái chiều” tín dụng phi sản xuất
  • Nghịch lý nhập khẩu than
  • Tai nạn giao thông, nhìn từ quy hoạch phát triển đô thị
  • Cần có cơ chế hỗ trợ xử lý ngân hàng yếu kém
  • Loay hoay tìm bãi đậu xe cho các thành phố lớn
  • Nhà thầu Việt cần gì để thắng thầu trên sân nhà?
  • Giải ngân mạnh ODA: “Thiếu tiền đầu tư thì dùng tối đa cái có sẵn”
  • Sát nhập để lành mạnh hệ thống ngân hàng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi