Thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam cho rằng, vấn đề thiếu lao động, nhất là lao động có trình độ kỹ thuật cao đã cản trở họ khó phục hồi và phát triển sản xuất.
Xung quanh vấn đề này, bà Nguyễn Thị Lan Hương - Viện trưởng Viện Khoa học lao động xã hội đã trao đổi thêm với phóng viên.
Thời gian vừa qua, nhiều doanh nghiệp FDI cho rằng họ rất khó phục hồi sản xuất vì thiếu lao động, bà đánh giá thế nào về vấn đề này?
Doanh nghiệp FDI kêu thiếu lao động, đặc biệt là lao động có kỹ năng là không thực chất vì nếu họ cần lao động thì có thể dùng đòn bẩy thị trường như chính sách tiền lương, tạo môi trường làm việc tốt hơn là sẽ thu hút được lao động.
Thực tế, nhiều doanh nghiệp FDI đề nghị tuyển lao động nước ngoài, như vậy thì chắc chắn là họ sẽ phải trả chi phí đắt hơn so với lao động Việt Nam. Tại sao họ không dựa vào quy luật thị trường để giải bài toán nguồn nhân lực.
Phải có hợp tác, chia sẻ giữa doanh nghiệp với người lao động. Ngay cả trong thời kỳ khó khăn, những doanh nghiệp cũng nên tìm cách cố giữ số lao động đã quen việc lại hơn là sa thải lao động, để rồi qua giai đọan khó khăn lại phải tuyển lao động mới vào và lại phải bỏ chi phí đào tạo số công nhân này.
Hiện nay, doanh nghiệp FDI thu hút khá nhiều lao động, điều này có tác động như thế nào đến sự phát triển kinh tế - xã hội ?
Thực tế, không phải chỉ có doanh nghiệp FDI tạo nhiều việc làm cho xã hội, nhưng đúng là họ thu hút nhiều lao động phổ thông. Đặc biệt, khi việc cấp phép cho các doanh nghiệp FDI họat động tại VN thời gian qua thiếu sự lựa chọn nên nhiều khi doanh nghiệp FDI chỉ muốn tận dụng lao động rẻ của VN.
Sắp tới trong xu hướng chọn nhà đầu tư FDI, cần ưu tiên những ngành có công nghệ cao. Mặt khác, VN cũng phải đào tạo lao động để đáp ứng được nhu cầu đó, nhất là cho khu vực tư nhân. Nhà nước cũng phải tạo cơ chế chính sách cho doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển, thu hút nguồn lao động phổ thông, đó cũng góp phần giải quyết tốt vấn đề việc làm.
Theo bà nếu doanh nghiệp FDI chỉ tạo việc làm cho nhiều lao động phổ thông thì tại sao vừa qua họ lại kêu thiếu lao động có kỹ năng?
Thực ra, thời gian qua cũng có doanh nghiệp FDI công nghệ cao nhưng thực sự nhu cầu lao động chất lượng cao lại không nhiều. Khi tuyển lao động, họ tự đào tạo lao động phổ thông là có thể vào làm ở các xí nghiệp. Vậy chúng ta phải nhận biết rõ công nghệ cao của sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra và yêu cầu lao động thực tế của lao động VN trong các doanh nghiệp này là gì. Trong một doanh nghiệp sản xuất hàng điện tử cao cấp thì cũng có công đọan chỉ cần lắp ghép, hàn nối đơn giản.
VN đang ở thời kỳ “dân số vàng”, vậy VN đã tận dụng lợi thế này như thế nào?
VN dân số đông, lại đang trong thời kỳ “dân số vàng” nên có lợi thế về lao động nhưng nếu chất lượng thấp thì đây lại là sức ép về việc làm.
Vấn đề việc làm, nhất là đào tạo việc làm cho nông dân đã đến lúc gây sức ép lớn tại các vùng nông thôn; thị trấn. Hiện tỷ lệ lao động trong nông nghiệp khá cao: trên 50%, nhưng năng suất lao động khu vực nông nghiệp chỉ bằng 1/10 trong khu vực phi nông nghiệp. Vì vậy, nếu đào tạo nghề để chuyển lao động từ khu vực năng suất lao động thấp sang lao động có kỹ năng thì sức sản xuất sẽ tăng thêm 10 lần.
VN vừa thoát khỏi nước có thu nhập thấp, nhưng cũng cần thấy rõ rằng nếu muốn không rơi vào bẫy thu nhập trung bình thì phải dựa vào lao động có kỹ năng, chứ chỉ dựa vào khai thác tài nguyên lao động giá rẻ, thì khó chuyển sang nền kinh tế tri thức.
Xin cảm ơn Bà./.
(bee)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com