Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Dự án đầu tư công lớn: Bỏ phân cấp cho địa phương

Chuyên gia kinh tế cao cấp Bùi Kiến Thành, nói khi trả lời phỏng vấn Tiền Phong, quanh vấn đề tái cơ cấu đầu tư công.

“Việc phân cấp đầu tư công cho địa phương bộc lộ quá nhiều lỗ hổng. Theo tôi, những dự án lớn phải kiên quyết không để phân cấp, phân quyền cho địa phương, phải tập trung để T.Ư quyết, trên tổng thể lợi ích quốc gia”- ông Bùi Kiến Thành nói.

Việc các tỉnh ven biển Việt Nam ồ ạt đầu tư cảng biển, thể hiện tình trạng đầu tư còn mang tính cục bộ địa phương, dẫn tới không hiệu quả Ảnh: Quốc Hùng
Việc các tỉnh ven biển Việt Nam ồ ạt đầu tư cảng biển, thể hiện tình trạng đầu tư còn mang tính cục bộ địa phương, dẫn tới không hiệu quả. Ảnh: Quốc Hùng .

Loại dự án không hiệu quả

Hội nghị lần thứ 3 BCH T.Ư Đảng vừa quyết định tái cơ cấu nền kinh tế, trong đó một trong những nhiệm vụ trọng tâm là tái cơ cấu đầu tư công. Theo ông, tái cơ cấu đầu tư công nên bắt đầu từ đâu?

Tại cuộc gặp của Thủ tướng Chính phủ với các chuyên gia ngày 20-8, trước kỳ họp Ban Chấp hành T.Ư, rất nhiều ý kiến đặt ra phải tái cơ cấu nền kinh tế. Cái quan trọng nhất mà các chuyên gia đề cập là phải nghiêm túc rà lại đầu tư công. Những khoản đầu tư nào không cần thiết phải cắt giảm quyết liệt, không để vì tác động này kia mà không giải quyết.

Giống như thời kỳ bao cấp, Liên Xô nói cho ta một nhà máy sản xuất phim rất hiện đại, nhưng ta phải bỏ tiền xây dựng nhà máy. Mà muốn xây dựng trung tâm chính cho nhà máy này phải san phẳng vài quả đồi với diện tích hàng chục hécta. Khi nhà máy xây xong phải tự bỏ tiền mua phim về tráng... Và khi đó chúng ta đã từ chối, dù là quà tặng, vì không hiệu quả.

Quyết định của Ban Chấp hành T.Ư là rất quyết liệt và giờ phải mạnh tay giải quyết các hiện tượng tham nhũng, thất thoát trong đầu tư công. Theo báo cáo trước Quốc hội, hiện đầu tư công bị thất thoát 10%- 20% mỗi năm. Nên cần phải quyết liệt ngăn chặn sự rò rỉ tiền bạc trong đầu tư công.

Ban Tổ chức T.Ư sẽ làm gì với những người quản lý đầu tư công không hiệu quả, gây ra tham nhũng, lãng phí. Có nhiều kiểu lãng phí đầu tư công được xếp ở mức nguy hiểm như dự án đường cao tốc Láng - Hòa Lạc mới đưa vào sử dụng, có chỗ vừa làm xong đã hỏng...

Nhiều ý kiến cho rằng, việc phân cấp đầu tư hiện đang ngoài tầm kiểm soát dẫn đến việc rò rỉ, thất thoát trong đầu tư công?

Chắc cũng không có nước nào như Việt Nam khi ồ ạt đầu tư hàng loạt khu cảng biển, khu kinh tế cửa khẩu, khu kinh tế ven biên giới rồi sau vài năm nhìn lại thấy việc đầu tư không hiệu quả và cũng không có ai phải chịu trách nhiệm. Đây cũng là vấn đề được Chính phủ nêu ra trong việc xem lại quyết định phân cấp đầu tư cho các địa phương.

“Cần lưu ý, phần lớn tiền đầu tư công ở Việt Nam là vốn vay ODA của nước ngoài. Nhưng đi vay đầu tư không hiệu quả, không thu hồi được vốn thì không có tiền trả, lại phải đi vay tiếp để trả nợ. Không vay được để trả nợ đúng hạn thì phải đi xin. Khi đó sẽ bị người cho vay ép ngược, dễ mất chủ quyền. Đây không phải là vấn đề của tương lai mà là vấn đề trước mắt cần giải quyết”.

Nhiều địa phương có những dự án đầu tư không xét theo tổng thể quyền lợi, lợi ích quốc gia mà chỉ nghĩ đến quyền lợi của địa phương đó. Có nhiều trường hợp đầu tư “vô bổ” kiểu như xây một nhà máy đường giữa cánh đồng nhưng không có vùng mía nguyên liệu đi kèm. Các nhà máy xi măng xây xong không có nguyên liệu cũng là ví dụ...

Tôi đề nghị đầu tư công phải gắn liền với trách nhiệm sử dụng vốn ngân sách. Không thể tiếp tục giao cho các chính quyền địa phương quyết định. Chính quyền T.Ư phải quyết định theo những quy hoạch tổng thể của nền kinh tế. Phía Bắc làm gì, phía Nam làm gì. Chỗ nào ở miền Trung thì làm cảng tốt, chỗ nào không được xây cảng. Việc này cần có chiến lược thực hiện giải quyết đầu tư công tổng thể của đất nước, chứ không làm theo đề xuất, đề nghị của từng địa phương.

Ở đây cũng xem lại việc phân cấp, phân quyền và có thể giao cho địa phương phát triển một số dự án chứ không phải quyết định các dự án. Không thể tiếp tục giao về các địa phương làm các dự án không có lợi cho lợi ích quốc gia mà chỉ có lợi ích cục bộ cho địa phương.

Chuyên gia kinh tế cao cấp Bùi Kiến Thành
Chuyên gia kinh tế cao cấp Bùi Kiến Thành.

Không bỏ quên đầu tư hạ tầng mềm

Gần đây Việt Nam đầu tư nhiều cho mở đường sá, cảng biển, khu công nghiệp... Tuy nhiên, hạ tầng mềm như y tế, giáo dục, văn hóa, nguồn nhân lực lại ít được chú trọng. Ông đánh giá thế nào?

Đây là bất cập rất lớn. Vấn đề xây dựng cơ sở hạ tầng có hai lĩnh vực: Hạ tầng cứng như đường sá, bến cảng và hạ tầng mềm (văn hóa, y tế, giáo dục, nguồn nhân lực...).

Thời gian qua chúng ta làm hạ tầng cứng là nhiều chứ chưa tập trung hạ tầng mềm cho tương xứng. Cần rà soát lại giáo dục của ta đang có vấn đề gì, đang phát triển đến đâu. Phải xem lại tất cả về quy hoạch phát triển xã hội, giáo dục, y tế. Quá khứ làm không tốt thì giờ phải làm.

Cũng liên quan đầu tư công, theo ông vai trò giám sát độc lập của Quốc hội trong thời gian tới sẽ phải như thế nào?

Ở các nước, vai trò của Quốc hội là tạo ra các đạo luật để Chính phủ theo đó thi hành. Quốc hội cần xem xét kỹ lưỡng và có những phản biện quyết liệt, thậm chí bác đề xuất của Chính phủ trong các vấn đề lớn, nếu thấy không hiệu quả.

Cảm ơn ông.

(Theo Tiền phong)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • Tái cơ cấu nền kinh tế như thế nào? Bỏ mệnh lệnh hành chính với doanh nghiệp
  • 'Sắp xếp lại ngân hàng: Đã cấp bách lắm rồi'
  • Sức khỏe nền kinh tế, nhìn từ một con số “lạ”
  • Mua nhà giá thấp: Đừng đòi rẻ mà hãy 'vận động' để mình giàu lên
  • KHCN phải coi nhu cầu của doanh nghiệp là đích đến
  • Thị trường tiền tệ: Để “ổn”, cần xử lý tận gốc
  • Cà phê cuối tuần: “Cần có đổi mới lần hai”
  • Quyền Chủ tịch VRG: “Sẽ tăng vốn để giảm tỷ lệ đầu tư ngoài ngành”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi