Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Quyền Chủ tịch VRG: “Sẽ tăng vốn để giảm tỷ lệ đầu tư ngoài ngành”

Thay vì thoát vốn khỏi các lĩnh vực kinh doanh ngoài ngành nghề chính, VRG sẽ tăng quy mô vốn điều lệ, để giảm dần tỷ lệ đầu tư ra ngoài ngành xuống tỷ lệ mà cơ quan quản lý cho phép.

Chính phủ đang rốt ráo yêu cầu các tập đoàn, tổng công ty nhà nước thoái vốn khỏi các lĩnh vực kinh doanh ngoài ngành nghề chính, đặc biệt là vào CTCK, ngân hàng và bảo hiểm. Tuy nhiên, trao đổi với Báo ĐTCK, ông Lê Văn Thung, quyền Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam (VRG) cho rằng, việc thoái vốn đầu tư khỏi các lĩnh vực không phải là ngành nghề chính không dễ, nhất là đối với các lĩnh vực đầu tư hỗ trợ trực tiếp cho hoạt động kinh doanh cốt lõi...

Tỷ lệ vốn đầu tư ngoài ngành của VRG tính đến thời điểm này là bao nhiêu, thưa ông?

Danh mục đầu tư ngoài ngành nghề chính của VRG hiện không cao, chỉ chiếm dưới 20% tổng vốn điều lệ của toàn Tập đoàn, trong đó phần lớn là đầu tư vào các lĩnh vực "liên quan" tới hoạt động kinh doanh cốt lõi, có tác động quan trọng đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh của VRG.

Cụ thể đó là các lĩnh vực nào?

Phần lớn trong 20% vốn đầu tư ra ngoài ngành của VRG là đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp tại các tỉnh như Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước… khi các địa phương này thu hồi phần đất trồng cao su mà VRG được giao quản lý và khai thác để quy hoạch các khu, cụm công nghiệp. Tại các khu, cụm công nghiệp này, VRG tham gia với tư cách là chủ đầu tư. Sau khi đầu tư hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng: điện, nước, đường xá…, VRG kêu gọi các DN vào thuê mặt bằng sản xuất - kinh doanh. Trong danh mục đầu tư ngoài ngành, VRG còn đầu tư vào chế biến gỗ và làm đường BOT, để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh chính.

Gọi là đầu tư ngoài ngành, nhưng đây là các lĩnh vực kinh doanh hỗ trợ cho ngành nghề kinh doanh cốt lõi, góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả hoạt động của VRG, bởi với hoạt động chế biến gỗ, khi vườn cây cao su đến chu kỳ thanh lý, nếu VRG không đầu tư chế biến để nâng cao giá trị cho lượng gỗ cao su thanh lý hàng năm khá lớn, thì phải bán ra bên ngoài với giá rất rẻ. Hay như tham gia đầu tư một số tuyến đường theo hình thức BOT, là để phục vụ cho vận chuyển mủ cao su, cũng như các sản phẩm thành phẩm… Ngoài ra, bên cạnh đơn vị thành viên gắn liền với sự hoạt động của Tập đoàn là Công ty Tài chính TNHH một thành viên Cao su Việt Nam, hiện, VRG chỉ đầu tư không đáng kể vào Công ty CP Chứng khoán cao su.

Theo dữ liệu công bố trên website của CTCP Chứng khoán cao su, thì VRG nắm 40% vốn điều lệ của công ty này, tương đương 16 tỷ đồng. Số vốn này hiện có thay đổi không, thưa ông?

Tập đoàn hiện chỉ còn đầu tư vài tỷ đồng vào công ty này. VRG đang chờ chỉ đạo cụ thể của Chính phủ, trên cơ sở đó, lựa chọn thời điểm thoái vốn thích hợp nhằm đảm bảo lợi ích bền vững cho Tập đoàn.

Theo Quyết định 469/QĐ-TTg ngày 30/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động của VRG, thì vốn điều lệ của VRG tại thời điểm 31/12/2009 là hơn 18.574 tỷ đồng. Nếu căn cứ vào số liệu này, thì với tỷ lệ đầu tư ra ngoài ngành là dưới 20%, có phải VRG đang đầu tư ra ngoài ngành nghề chính là hơn 3.000 tỷ đồng, thưa ông?

Chúng tôi chỉ công bố tỷ lệ danh mục đầu tư vốn ra ngoài ngành tính đến thời điểm hiện tại là dưới 20% vốn điều lệ của Tập đoàn, chứ không đề cập số vốn đầu tư cụ thể là bao nhiêu.

Thưa ông, VRG đã lên kế hoạch thoái vốn khỏi các lĩnh vực đầu tư ngoài ngành chưa?

Riêng hoạt động đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp, chế biến gỗ, làm đường, VRG không dễ dàng quyết định bán dự án, bởi như vậy sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh. Với lĩnh vực đầu tư này, hướng xử lý của Tập đoàn là cùng với việc không mở rộng đầu tư, hàng năm, VRG sẽ tăng quy mô vốn điều lệ, chẳng hạn tăng 10%/năm, để giảm dần tỷ lệ đầu tư ra ngoài ngành xuống tỷ lệ mà cơ quan quản lý cho phép.

Làm như vậy thực chất là không hề thoái vốn theo yêu cầu của Chính phủ?

Chúng tôi không thể bán các dự án đã bỏ vốn ra đầu tư, bởi chưa thể thu hồi vốn và không dễ tìm được đối tác để chuyển nhượng. Mặt khác, việc bán các dự án nếu không tính toán cẩn trọng sẽ ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động của VRG. Tuy nhiên, VRG sẽ chấp hành nghiêm lộ trình thoái vốn khi Chính phủ có chỉ đạo chi tiết.

 

“Sẽ thoái vốn khi Chính phủ chỉ đạo cụ thể”

Ông Vương Thái Dũng, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex)

Tỷ lệ đầu tư ngoài ngành của Petrolimex hiện khá thấp so với tỷ lệ tối đa mà cơ quan quản lý cho phép. Nói là đầu tư ngoài ngành, nhưng phần lớn các lĩnh vực đầu tư này là để phục vụ sát sườn cho nâng cao hiệu quả hoạt động của Petrolimex. Nếu buộc các tập đoàn, tổng công ty nhà nước phải sớm thoái vốn khỏi các lĩnh vực đầu tư ngoài ngành, nhưng hỗ trợ quan trọng cho ngành nghề kinh doanh chính, thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của các DN này. Điều quan trọng nhất khi xử lý thực trạng đầu tư ngoài ngành của các tập đoàn, tổng công ty là cần tính toán dựa trên hiệu quả đầu tư thực tế.

Kế hoạch thoái vốn khỏi các lĩnh vực không phải là ngành nghề kinh doanh cốt lõi đang được Petrolimex xây dựng. Ngay khi Chính phủ có chỉ đạo cụ thể về lộ trình, lĩnh vực phải thoái vốn, Petrolimex sẽ triển khai nghiêm túc.

(Đầu tư Chứng khoán điện tử)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú: “Lợi ích của dân không chỉ là giá”
  • Cấp phép đầu tư: Cục trưởng tiết lộ “mánh” của địa phương
  • Mỹ luôn mở cửa cho hàng xuất khẩu Việt Nam
  • Nợ công của Việt Nam tiềm ẩn nhiều rủi ro
  • Việc bị mất Chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột: Khởi kiện là con đường duy nhất
  • GS Văn Như Cương : Cần khơi dậy tinh thần tự học
  • Tổng tiến công với chuyển giá
  • Chống lạm phát phải “chịu đau”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi