Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Dư địa lớn trên thị trường bảo hiểm nhân thọ

Cuối năm 2010, Bộ Tài chính đã cấp phép thành lập Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ (BHNT) Fubon Việt Nam, đưa tổng số DN hoạt động trong lĩnh vực này lên con số 12 đơn vị. BHNT rõ ràng là lĩnh vực giàu tiềm năng cho dù đã có nhiều tên tuổi lớn trên thế giới hiện diện tại Việt Nam.

Phóng viên đã phỏng vấn ông Phùng Đắc Lộc-Tổng thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam xung quanh vấn đề này.

Tình hình lạm phát, lãi suất cao có tác động tiêu cực đến thị trường bảo hiểm năm 2010, thưa ông?


Năm 2010, mặc dù có sự biến động lớn của giá vàng, ngoại hối, TTCK, chỉ số lạm phát, nhưng ngành BHNT đã vượt qua khó khăn, thiết kế nhiều sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu của nhiều nhóm khách hàng, đưa ngành BHNT tiếp tục phát triển.

Doanh thu phí bảo hiểm đạt 13.260 tỷ đồng, tăng trưởng 15%; trả tiền bảo hiểm 2.840 tỷ đồng; trả giá trị hoàn lại 1.350 tỷ đồng; số lượng đại lý đến cuối kỳ đạt 150.000 người.

Tốc độ tăng trưởng của thị trường BHNT đạt 15% so với năm 2009 là một cố gắng lớn của các DN bảo hiểm. Khi TTCK, bất động sản chưa thực sự hấp dẫn thì BHNT là kênh thu hút vốn quan trọng của nền kinh tế quốc dân, vừa hấp dẫn khách hàng, vừa tăng nguồn vốn đầu tư có tính chất trung và dài hạn.

Thưa ông, những sản phẩm BHNT nào thu hút được sự quan tâm của người dân?

Xu thế lựa chọn sản phẩm bảo hiểm hiện nay hướng về hai nhóm sản phẩm chính. Một là bảo hiểm hỗn hợp, vừa mang tính chất bảo vệ rủi ro, vừa tiết kiệm sinh lời, được hoàn trả cả phí bảo hiểm đã đóng và bảo tức tích lũy. Sản phẩm này phù hợp với nhu cầu của các đối tượng có những kế hoạch không thể không thực hiện trong tương lai và cần có nguồn tài chính để thực hiện như: cho con du học, mua căn hộ, lập gia đình cho con…

Thứ hai là bảo hiểm đầu tư, nhất là sản phẩm bảo hiểm liên kết chung, ngoài ý nghĩa bảo hiểm rủi ro thì phí bảo hiểm được ủy thác cho DN bảo hiểm đầu tư sinh lời để trả bảo tức theo cam kết và có thể trả thêm bảo tức (có thông báo cho khách hàng hàng kỳ) nếu có kết quả đầu tư tốt. Sản phẩm bảo hiểm này có số tiền bảo hiểm linh hoạt do đó đóng phí cũng linh hoạt (tăng giảm theo nhu cầu, khả năng tham gia bảo hiểm) và có thời hạn kéo dài đến trọn đời. Sản phẩm này đáp ứng nhu cầu cho số đông những người muốn đầu tư tích lũy và ngại mạo hiểm (đầu tư cụ thể vào TTCK, bất động sản…).

Ngoài ra, gần đây, nhóm bảo hiểm hưu trí đang phát triển mạnh, đáp ứng nhu cầu bảo hiểm và trả tiền hưu trí cho người có thu nhập cao vượt mức trần của Bảo hiểm xã hội hiện nay quy định là 20 lần lương tối thiểu.

Ông dự đoán ra sao về tăng trưởng của thị trường BHNT trong năm 2011?

Năm 2011, dự kiến các thị trường vàng, ngoại tệ, xăng dầu, tài chính quốc tế có nhiều biến động. Song nỗ lực của Chính phủ là duy trì tốc độ tăng trưởng GDP ở mức 7%, khi  kinh tế phát triển, thu nhập của người lao động tăng cao là tiền đề để thị trường BHNT tăng trưởng. Thị trường BHNT sẽ tăng trưởng khoảng 18% với 2 dòng sản phẩm chủ lực là bảo hiểm hỗn hợp và liên kết chung. Nếu TTCK tăng trưởng tốt thì sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị có sự tăng trưởng và tạo ra sự đột biến trên thị trường BHNT.

Trách nhiệm của DN bảo hiểm là thực hiện đúng cam kết với khách hàng ghi trong hợp đồng bảo hiểm. Việc trả tiền đúng, đủ, kịp thời cho sự kiện bảo hiểm với số tiền lớn tạo dựng uy tín cho DN bảo hiểm nói riêng và thị trường bảo hiểm nói chung, từ đó có sức mạnh tuyên truyền, lôi cuốn nhiều người tham gia bảo hiểm.

Năm 2010 ghi nhận một số khách hàng mua bảo hiểm với giá trị bồi thường lên đến vài chục tỷ đồng/hợp đồng. Ông nhìn nhận như thế nào về xu hướng này trong năm 2011?


Xu hướng mua mệnh giá bảo hiểm cực lớn hiện nay do nhiều người đã có thu nhập cao, có nhu cầu tích lũy lớn gắn liền với các khoản đầu tư tài chính của họ (như mua căn hộ trả góp, vay ngân hàng để đầu tư chứng khoán). Hơn nữa, mệnh giá bảo hiểm có thể thay đổi, tăng, giảm linh hoạt tương đương với khoản đầu tư trên, nên rất hấp dẫn với nhu cầu hiện nay. Có nghĩa là năm 2011 sẽ tiếp tục phát triển mạnh việc mua BHNT có mệnh giá bảo hiểm lớn.

(Đầu tư Chứng khoán điện tử)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • Thành lập sàn giao dịch vàng, mũi tên trúng nhiều đích
  • Cần sớm sửa đổi Thuế thu nhập
  • Tiền bơm ra thị trường quá nhiều
  • Nên xem vàng là ngoại tệ
  • Phản hồi loạt bài “Nghịch lý doanh nghiệp báo cáo lỗ” - Biết nhưng không xử lý được
  • Giao dịch vàng có tính chất tiền tệ: Nên thu hẹp quy mô
  • Tiến sĩ Lê Đăng Doanh: Năm 2011, chi phí sản xuất tăng
  • “2010, một năm khá đặc biệt!”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi