Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giải quyết căn cơ vấn đề nhập siêu

Nhiều chuyên gia kinh tế dự báo nhập siêu sẽ tiếp tục tăng mạnh vào những tháng cuối năm. Điều này không chỉ là mối quan tâm của các nhà quản lý, cộng đồng doanh nghiệp mà còn đang đặt ra những vấn đề lớn đối với công tác điều hành vĩ mô nền kinh tế

9 tháng của năm 2010 nước ta đã nhập siêu tới 8,6 tỷ USD, chiếm 16,7% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Phóng viên đã phỏng vấn Tiến sỹ Hồ Đức Hùng- Viện trưởng Viện nghiên cứu kinh tế phát triển, Trường Đại học Kinh tế TPHCM về vấn đề này.

** Thưa ông, theo dự báo của nhiều chuyên gia kinh tế thì tỷ lệ nhập siêu của nước ta có thể tăng trong các tháng cuối năm. Vậy theo ông đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhập siêu tăng nhanh trong thời gian qua?

-  Thứ nhất là nền kinh tế của chúng ta đang bắt đầu khôi phục sau thời kỳ khủng hoảng. Việc đẩy mạnh sản xuất trở thành biện pháp mạnh của các doanh nghiệp và nhu cầu nhập vật tư, nguyên phụ liệu để phục vụ cho sản xuất đã trở nên cao.

Nguyên nhân thứ 2 là nhu cầu về tiêu dùng, nhu cầu về hàng hóa phục vụ cho dịp Tết (kể cả Tết tây và Tết Nguyên đán) - nhu cầu mang tính chất khách quan của nền kinh tế đã bắt đầu tăng cao.

Nguyên nhân thứ 3 là để hoàn thành mục tiêu xuất khẩu, các doanh nghiệp phải nhập rất nhiều nguyên phụ liệu. Đó cũng là nguyên nhân căn bản làm cho tình trạng nhập siêu trở nên gay gắt trong những tháng cuối năm.

**  Năm 2010 mức nhập siêu mà ngành công thương đề ra không quá 13,5 tỷ USD, vậy với đà nhập siêu như hiện nay, theo ông liệu có đạt được mục tiêu đề ra?

-  Mục tiêu của Quốc hội thông qua là phấn đấu kiềm chế nhập siêu ở dưới mức 20% so với kim ngạch xuất khẩu. Và đến nay chúng ta có thể thấy rằng mục tiêu này khó có thể đạt được do những vấn đề sau: Trong năm nay sản xuất các mặt hàng nông thủy hải sản, xuất khẩu khoáng sản của chúng ta khó lòng tăng trưởng cao.

Ngoài ra dầu về xuất khẩu cũng bị giảm do dầu thô của chúng ta phải giành một phần tương đối cho Nhà máy lọc dầu Dung Quất cho nên chúng ta không tăng nổi chỉ tiêu về xuất khẩu.

Đối với một số mặt hàng xuất khẩu về dệt may, da giày chúng ta cũng phải cạnh tranh gay gắt từ các mặt hàng của Trung Quốc đặc biệt là ở thị trường Mỹ.

** Vậy theo ông thì cần có những biện pháp gì để hạn chế nhập siêu, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô?


- Thực ra nhập siêu là tốt nếu phục vụ cho nhu cầu xuất siêu. Tuy nhiên vấn đề đặt ra đối với nước ta là cơ cấu của hàng nhập. Do đó, quan trọng không phải là biện pháp hạn chế nhập mà phải giải quyết căn cơ của nó.

Theo tôi có mấy biện pháp quan trọng sau: Thứ nhất chúng ta phải hạn chế việc nhập những mặt hàng tiêu dùng cao cấp vượt quá khả năng của nền kinh tế. Ngoài ra phải đẩy mạnh phát triển một số ngành công nghiệp phụ trợ. Ngành dệt may, da giầy xuất khẩu nhiều nhưng phụ thuộc đến 80% nguyên phụ liệu phải nhập từ nước ngoài.

Ngoài ra một vấn đề quan trọng là phải kiểm soát được hàng nhập khẩu theo đường tiểu ngạch. Đây là những mặt hàng cạnh tranh rất gay gắt với hàng nội địa.

** Theo ông, việc đưa ra chính sách khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng hệ thống phân phối hàng hóa trong nước đến thị trường nông thôn có phải là một giải pháp góp phần hạn chế nhập siêu ?

- Mở rộng thị trường nội địa cũng là cách để chúng ta đấu tranh với hàng nhập khẩu.

Như vậy phải có biện pháp mở rộng hàng loạt hệ thống kênh phân phối nội địa rộng khắp từ thành thị đến nông thôn để tạo điều kiện cho sản phẩm chiếm lĩnh thị trường trong nước, mở rộng tuyên truyền người Việt Nam yêu hàng Việt, hạn chế tối đa việc dùng hàng của nước ngoài.

Ngoài ra, phải có các rào cản cần thiết về an toàn, vệ sinh môi trường... Hiện, các rào cản của nước ta hoàn toàn trống vắng, trong khi các thực hiện rất mạnh để bảo hộ cho các mặt hàng trong nước.

Nếu chúng ta thực hiện đầy đủ các rào cản đó, sẽ góp phần giảm bớt nhập siêu.

** Xin cảm ơn ông!

(VOV)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • Từ V1000, Việt Nam cần một cấu trúc doanh nghiệp mạnh
  • “Lỗ hổng” lớn gây tham nhũng, thất thoát
  • Không cảm tính trong đánh giá các dự án tỷ đô
  • Còn nhiều việc phải làm cho một ngành kinh tế quan trọng
  • Doanh thu còn khiêm tốn
  • Bình ổn giá bắt đầu từ tổ chức sản xuất
  • Phấn đấu vì mục tiêu lớn trong chính sách tiền tệ
  • Chuyên gia: "Không nên đổ lỗi cho Thông tư 13"
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi