Đóng thuế cao là tốt, nhưng điều quan trọng đối với toàn bộ xã hội làm sao thu nhiều thuế và nguồn thu được mở rộng. Để tạo nguồn thu thì lực lượng doanh nghiệp phải đông lên và lớn lên.
Trao đổi với PV, TS. Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, nhấn mạnh: Xếp hạng DN nói chung là cần thiết, nhưng xếp hạng cần khách quan công bằng, đúng chuẩn mực để đo đếm thì không phải bảng xếp hạng nào cũng có. Hơn thế, xếp hạng phải tạo ra cạnh tranh để phát triển giữa các DN. Có thể, từ xếp hạng phát hiện ra những vấn đề của DN.
Việc xếp hạng DN đóng thuế nhiều cho nhà nước là rất có ý nghĩa, nhất là đối với Việt Nam. Chúng ta biết, DN Việt Nam có lịch sử còn rất non trẻ và đang có một giai đoạn biến động về cơ cấu lực lượng như khu vực tư nhân, nhưng đang đóng vai trò ngày càng lớn.
Xếp hạng này tuy là chỉ một góc nhìn thôi nhưng từ đó hé lộ cái nhìn về phát triển của DN.
Phân tích sâu để nhìn thấy 2 mặt của tấm huân chương
- Qua Bảng xếp hạng V1000 - TOP 1.000 DN nộp thuế nhiều nhất Việt Nam, ông nhận định gì về sự phát triển và đóng góp của các loại hình DN?
TS. Trần Đình Thiên: Xếp hạng này mới chỉ nhìn nhận về đóng thuế, tức là đóng góp cho ngân sách Nhà nước. Thuế là một tiêu chí quan trọng, nhưng vai trò của DN đối với phát triển còn lớn hơn nhiều. Xưa nay DNNN là đóng góp lớn, nhưng càng ngày DN tư nhân càng lớn lên, rối những động thái phát triển mới đây của FDI cũng sẽ tạo ra nhiều biến động.
Trong bảng này có sự phần bố tương đối đều giữa 3 khu vực: DNNN, tư nhân nhân và FDI. Nhưng thuế chỉ là một chỉ số để nói về đóng góp của DN đối với xã hội.
Ví dụ, khu vực tư nhân, đóng góp quan trọng hơn rất nhiều so với đóng thuế. Đây là lực lượng trụ cột về tạo việc làm, mang lại thu nhập cho người lao động. Trong khi đó, khu vực nhà nước có thể đóng thuế nhiều nhưng tạo việc làm ít. Như vậy, mỗi lực lượng nó có một chức năng phát triển không hoàn toàn giống nhau và đóng góp không giống nhau. Cho nên, cùng với những đóng góp thuế cần cần bổ sung cái nhìn đóng cả nhưng cách nhìn khác để ghi nhận sự đóng góp của DN.
Hơn nữa, trong cấu trúc này, phải xem lĩnh vực nào đóng góp nhiều hơn và ý nghĩa hơn. Có DN chỉ khai thác tài nguyên để bán, khai thác nhiều thì có doanh thu lớn; nhưng có những DN đi vào công nghệ cao, đột phá để tạo nên vị thế cho mình. Có những DN không có công nghệ gì cả, chỉ xúc cát đi bán nhưng doanh số lại nhiều nhưng những DN tư nhân vật lộn nỗ lực đi lên, nỗ lực phát triển công nghệ để cạnh tranh và góp phần tạo ra lợi thế quốc gia, nhưng lại đang khó khăn.
Thậm chí, nếu chỉ xét đóng thuế thì những DN này quá kém, còn những DN khác khai thác tài nguyên để bán thì quá dể. Vì thế, mỗi ngành nghề có một lợi thế, từ bảng xếp hày cần phân tích sâu hơn hơn để nhìn nhận đúng đắn và toàn diện hơn, không thì sẽ chỉ thấy mặt trước của tấm huân chương.
Ngoài ra, bảng xếp hạng cần có cách nhìn động mang tính lịch sử. Chúng ta biết, khu vực tư nhân đang tăng trưởng nhanh. Có thể lực còn yếu nhưng hiệu quả cao và sức mở lớn. Vì thế, sự đóng góp của DN tư nhân sẽ ngày càng lớn. Năm nay, khu vực này đóng thế này nhưng sang năm lại khác. Vì thế, cần cái nhìn và đánh giá đại cục, nếu không sẽ có cái nhìn thiên lệch.
- Trong danh sách nộp thuế dẫn đầu có những DN cổ phần hóa thành công, những DN đi vào công nghệ, tái cơ cấu và vượt qua khủng hoảng thành công để đóng góp ngày càng nhiều. Ông nhìn nhận điều này thế nào?
Quan trọng nhất của CPH là phải thay đổi được quản trị công ty theo hướng hiện đại, thị trường, tự chịu trách nhiệm và minh bạch. DN nào còn ám ảnh theo cơ chế tập trung sẽ khó vươn lên, thậm chí còn xung đột với thị trường.
Những ví dụ thành công cho thấy hệ thống càng dịch chuyển theo hướng thị trường thì càng thành công. Đó là yếu tố tiên quyết. Vì thế DNNN cần có cái nhìn tích cực hơn về CPH chứ bấy giờ hơi "lình xình" quá. CPH thì phần thu của nhà nước vẫn là thuế. CPH thành công thì thu thuế nhiều hơn, thu nhập lao động cao hơn... những lợi ích quốc gia vẫn tốt.
Bên cạnh đó qua bảng xếp hạng cũng thấy, qua khủng hoảng nhưng DN Việt Nam vẫn tồn tại và phát triển. Chứng tỏ, DN Việt Nam rất năng động. Các DN có khả năng nhìn ra cơ hội và xoay xở tốt. DN Việt Nam rất nhạy bén và có sức bền. Đó là điều đáng khích lệ. Tuy nhiên, đứng vững rồi, thì sau đó tiếp tục cần có cách để vươn ra là vươn lên tầm cao mới.
Minh bạch và đơn giản để cả xã hội đóng thuế
- DN đóng thuế để xây dựng đất nước, đó là trách nhiệm và vinh quang nhưng nhiều lúc, nhiều nơi, việc đóng thuế lại còn quá phức tạp và dễ nảy sinh tiêu cực làm khó DN?
Cả hai yếu tố thuế cao và thủ tục phiền hà sẽ dẫn đến trốn thuế và cũng dễ dẫn đến bệnh là ưu đãi cho những DN nào mà có tiềm lực mạnh và đóng thuế nhiều vì nó tiện, còn DN nhỏ thì khó làm nên ngại và từ đó dễ gây ra phân biệt đối xử.
Đóng thuế cao là tốt, nhưng chúng ta không chỉ quan tâm những DN đóng thuế cao. Điều quan trọng đối với toàn bộ xã hội làm sao thu nhiều thuế và nguồn thu được mở rộng ra. Cản trở đóng thuế tức là không để DN hoàn thành nghĩa vụ của mình mà còn cản trở quyền của người đóng thuế để tham dự vào công việc quốc gia.
Vì thế, làm cho đóng thuế đơn giản và minh bạch thì không chỉ những người giàu đóng thuế, mà làm sao cho nhiều người đóng thuế. Cơ chế quản lý thuế cần thuế công bằng, khuyến khích cả những người nhỏ, đang khởi nghiệp đi lên.
- Vậy theo ông, làm thế nào để DN phát triển lớn mạnh, tạo nguồn thu cho đất nước?
Để tạo nguồn thu thì lực lượng DN phải đông lên và lớn lên. Những năm qua, số DN đông lên thật đấy nhưng lớn lên đích thực, tức là lớn về năng lực DN, về hiệu quả, năng lực cạnh tranh, hiệu quả lao động thì chưa nhiều.
Do vậy, cần có những chính sách để hỗ trợ DN lớn mạnh lên, vươn lên những tầm cao mới. Cái này cần vai trò của Nhà nước. Có thể có những quy định hạn chế của hội nhập, nhưng địa dư để hỗ trợ DN hợp lý còn rất rộng lớn.
Trong đó cần chú ý, việc có nhiều tập đoàn lớn về khai thác tài nguyên đứng đầu về nộp thuế là điều dễ hiểu, nhưng đây là xu hướng cần cảnh giác chính Chính phủ đã hạn chế khai thác tài nguyên thô. Những ngành công nghệ tương đối cao, như viễn thông, đã đi thẳng vào công nghệ mới, tận dụng được sự phát triển của thị trường để tạo nên sự thành công của chính mình.
Đây là hai bài học tương đối đối lập nhau có nhiều ý nghĩa mà chúng ta cần suy nghĩ để có chính sách hợp lý.
Đối với khu vực tư nhân cần có một chiến lược phát triển DN. Đại hội Đảng 10 đã nói về chương trình quốc gia phát triển DN nhưng mà không thực thi được. Có lẽ chúng ta lo cho khu vực DN chủ đạo mà quên đi DN tư nhân chưa được để ý. Cần có một cấu trúc DN mạnh, vì nếu không có một cấu trúc thì khó vươn ra. Cách đi của Viettel là một tín hiệu đã cho thấy vươn ra trên một tầm cao mới.
(VNR500)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com