Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kiểm soát chặt việc đăng ký, niêm yết và kê khai giá

Bộ Tài chính đề nghị các cấp, các ngành, địa phương tích cực kiểm soát chặt việc đăng ký giá, niêm yết giá, kê khai giá, đặc biệt các mặt hàng thiết yếu, những mặt hàng Nhà nước thống nhất quản lý.

Lực lượng quản lý thị trường tăng cường kiểm soát giá cả. Ảnh: Báo Hòa Bình

Đó là khẳng định của ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính khi trả lời báo chí về hiện tượng vẫn có doanh nghiệp chưa thực hiện việc đăng ký giá theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt và đưa ra nhiều giải pháp để bình ổn giá thị trường nhưng giá hàng hóa vẫn tăng cao. Ông đánh giá việc này như thế nào?

Ông Nguyễn Anh Tuấn: Hầu như năm nào cũng vậy, dịp cuối năm, nhất là dịp Tết giá cả biến động do cung cầu. Yếu tố cung cầu cũng phụ thuộc từng mặt hàng, sự khan hiểm hàng hóa chỉ mang tính cục bộ.

Về phía các doanh nghiệp, đã chủ động chuẩn bị nguồn hàng. Còn cơ quan chức năng cũng phối hợp kiểm tra quyết liệt nhằm loại bỏ các trường hợp đầu cơ, tích trữ, găm hàng làm lũng đoạn thị trường.

Vai trò của địa phương cũng rất quan trọng, nhất là việc chỉ đạo các doanh nghiệp tăng cường sản xuất để tăng nguồn hàng cũng như chuẩn bị tốt mặt bằng cho kinh doanh và khơi thông các kênh phân phối để cung cấp đủ, kịp thời hàng hóa cho thị trường.

Xin ông cho biết hiện nay kênh phân phối  ảnh hưởng gì đến giá cả hàng hóa?

Ông Nguyễn Anh Tuấn: Theo tôi, phân phối không tốt thì các khâu trung gian sẽ có thể gửi giá vào đó nên có thể gây ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa. Nếu làm tốt khâu phân phối thì sẽ điều hòa được giá cả.

Chỉ thị của Thủ tướng cũng đề cập đến việc  quản lý khâu phân phối, vì có trường hợp người bán găm hàng, giữ hàng tạo khan hiếm giả tạo để trục lợi. Vì vậy, phải kiểm tra, kiểm soát để ngăn chặn tình trạng này. Cho nên, nói đến quản lý giá là phải bao gồm nhiều khâu, từ sản xuất đến phân phối.

Thế còn cơ chế phối hợp trong việc quản lý giá cả thị trường hiện nay ?

Ông Nguyễn Anh Tuấn: Các cơ quan nhận đăng ký giá phải tham vấn với Cục Quản lý giá còn việc kiểm soát giá theo các yếu tố hình thành giá thì do các bộ chuyên ngành rà soát, kiểm soát.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, chúng tôi sẽ tiếp tục có các văn bản xuống các cấp, các ngành, địa phương, kiểm soát chặt việc đăng ký giá, niêm yết giá, kê khai giá và đặc biệt các mặt hàng thiết yếu ảnh hưởng đến giá tiêu dùng, những mặt hàng nhà nước thống nhất quản lý.

Cục Quản lý giá sẽ thành lập 1-2 đoàn đi kiểm tra việc đăng ký giá, kê khai giá tại địa phương. Đoàn phía Nam của chúng tôi đã bắt đầu thực hiện chủ trương này.

(Theo Văn Chính // Tin Chính phủ)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • Tập trung hơn cho chất lượng đầu tư
  • "Không ai khác ngoài Vinashin sẽ trang trải nợ!"
  • Chống lạm phát bằng thông tin
  • Lao động rủi ro ở nước ngoài nhận hỗ trợ thế nào?
  • Thống đốc Nguyễn Văn Giàu: Tăng lãi suất là “bất khả kháng”
  • “Chúng tôi sẽ không sa đà vào câu chuyện Vinashin”
  • Luật Trọng tài thương mại: Đảm bảo quyền tự quyết của DN
  • TS. Võ Trí Thành: "Cứ loay hoay vàng, đôla, đất nước sẽ đi xuống… ruộng"
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi